Núi Ông Két là một trong những ngọn núi chứa đựng những huyền thoại linh thiên ở vùng Thất Sơn Bảy Núi. Vậy thực hư về câu chuyện núi ông Két quay đầu về núi Cấm ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Khám phá núi Ông Két – vẻ đẹp hùng vĩ vùng Thất Sơn Bảy Núi huyền bí
Núi ông Két ở đâu?
Mảnh đất An Giang vốn nổi tiếng với 7 ngọn núi đẹp, kì vĩ và có vai trò quan trọng, được mệnh danh là Thất Sơn (Bảy Núi). Núi Két hay còn gọi là Anh Vũ Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn huyền bí, thuộc dãy Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Vì sao gọi là Núi Két, Núi Ông Két?
Ở độ cao khoảng 100 mét trên vách núi phía Tây của Anh Vũ Sơn có xuất hiện một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, nhìn xa trong như mũi chim két nên được gọi với cái tên thân thuộc này. Bên cạnh đó, tên gọi núi Két cũng gắn liền với một truyền thuyết huyền bí được người dân lưu truyền qua nhiều đời.
Núi ông Két cao bao nhiêu?
Với độ cao Núi Ông Két cao 225 mét và có view ngắm cảnh tuyệt đẹp. Giá vé tham quan vào cổng là khoản 30.000 đồng/ người lớn và 10.000 đồng/ trẻ em dưới 1m2. Nếu bạn đi xe máy đến núi Két thì tiền giữ xe là 10.000 đồng/ xe máy. Đường lên núi Két cũng không quá khó khăn nhưng có cảnh quang tuyệt đẹp, cùng nhiều địa điểm tâm linh có thể ghé thăm.
Sự tích núi ông Két quay đầu về núi Cấm
Như đã nói ở trên, sở dĩ gọi là núi Két vì trên núi có phiến đá to dựng đứng nhô ra giống như đầu con két khổng lồ. Còn với người miền Tây, do những câu chuyện linh thiêng huyền bí ở đây nên khi nhắc về núi, họ thường gọi với cái tên thành kính hơn là núi Ông Két. Các cụ già vẫn thường kể cho con cháu đời sau nghe về câu chuyện kì bí về sự tích núi Ông két quay đầu. Mỗi năm trôi qua mỏ két trên đỉnh núi sẽ dần dịch chuyển, đến khi hướng núi Két quay về núi Cấm thì đến lúc đó, thời cuộc sẽ thay đổi, người dân có thể gặp phúc hoặc đại họa.
Hiếm có nơi nào ở Thất Sơn từng lưu dấu nhiều cao nhân như núi Ông Két. Núi có nhiều hang động nằm tách biệt với thế giới bên ngoài nên rất thích hợp để tu tập. Xung quanh núi Két còn lưu lại các dấu tích của Phật Thầy, thầy Tây An (người sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương), cụ Cử đa,… Trong Gia Định Thành cũng từng viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo… Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập… nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi. Ngoài ra nơi đây còn có phượng hoàng, quạ…
>>> Núi Két xưa và nay thay đổi như thế nào?
Núi Két có gì vui?
Đường đi Mỏ Ông Két
Để đến được Mỏ Két, bạn cần vượt qua độ cao 100m, khoảng 20 phút leo núi. Từ đây, bạn có thể quan sát được quang cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn, những mảnh ruộng thênh thang, được bao quanh bởi dãy núi cao sừng sững.
Bãi Giếng Tiên
Ngoài ra bạn còn có thể đi đến bãi giếng Tiên – nơi có truyền thuyết đươc thần tiên ban tặng. Giếng nằm sâu trong hang động, không biết nước từ đâu đến nhưng quang năm không bị khô, nước giếng cũng trong vắt và mát rượi. Du khách gần xa còn truyền tai nhau rằng, nếu đến giếng rửa tay sẽ đem lại nhiều điều may mắn, bình an.
Điện U Minh
Trên núi Ông Két An Giang có rất nhiều tòa điện và nơi thờ tự, trong đó, du khách thường dừng chân tại điện U Minh. Để đến được điện, du khách phải đi men theo các triền đá ven vực thẳm, luồn qua các ngõ ngách âm u để vào phía trong lòng núi. Điện U Minh là nơi thờ Diêm Vương. Trước điện còn có các pho tượng mãng xà, những hình ảnh hung tợn để răn đe người khác.
Những điểm đến khác gần núi Ông Két
Tham quan núi Két, bạn đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch hấp dẫn khác gần đó nhé. Nếu có thời gian, du khách hãy thử khám phá thêm một vài điểm vui chơi ở An Giang khác như:
- Rừng tràm Trà Sư: Xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Núi Cấm: Xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
- Chùa Lầu: Xuân Tô, Thị xã Tịnh Biên, An Giang.
- Nhà mồ Ba Chúc: An Định, Tri Tôn, An Giang.
Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử nhé!