Gian nan đường đi chùa Yên Tử khám phá Thiền phái Trúc lâm của Phật hoàng Nhân Tông

Gian nan đường đi chùa Yên Tử, khám phá nguồn gốc về Thiền phái Trúc Lâm của Phật hoàng Nhân Tông

chùa yên tử

Bạn có từng bao giờ đặt chân đến vãn cảnh ở các ngôi thiền viện Trúc lâm trên Việt Nam chưa? Có bao giờ bạn thắc mắc về guồn gốc của nó có từ bao giờ và do ai sáng lập? Hãy cùng mình đi khám phá chùa Yên Tử, nơi mà Phật hoàng Nhân Tông, hiệu Trúc Lâm từng tu tập và thuyết pháp và tìm hiểu về các giai thoại ở nơi đây nhé!

>>> Chiêm bái 10 ngôi chùa đẹp ở miền Nam

Giới thiệu về chùa yên Tử

Lịch sử hình thành của chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử được xem là ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì ở Việt Nam. Chùa tọa lạc ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây vốn là nơi Phật hoàng Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và lập ra Thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Chùa Yên Tử được xem là nơi có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo và lịch sử nên được nhiều người ghé thăm.

chua yen tu h1
Lịch sử hình thành chùa Yên Tử được lưu truyền từ nhiều đời

Phật hoàng Nhân Tông

Sau khi đã truyền ngôi cho con trai của mình, Yên Tử là nơi Phật hoàng Nhân Tôn chọn để tu hành và trực tiếp giảng đạo cho các tăng ni, Phật tử. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi đi xuất gia ở Vũ Lâm Ninh Bình và đồng thời cũng là hiệu của thiền sư Đạo Viên – tiền bối của ông. Ông cùng với 2 môn đệ là Pháp Loa và Huyền Quang cũng đóng góp vào việc sáng lập ra dòng thiền Trúc lâm, gọi chung là Trúc lâm tam tổ.

chua yen tu 3
Tranh vẽ Phật hoàng Nhân Tông

Thiền phái Trúc Lâm được xem là kế thừa và hợp nhất 3 dòng thiền của Việt Nam ở thế kỉ 12, đó là Thảo Đường, Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chi. Sau đó, Ông đi nhiều nơi truyền bá Thiền tông và ra sức dẹp bỏ các miếu thờ tà thần, dâm thần, dạy nhân dân tu tập thiện. Đồng thời, ngài trở lại nội cung và truyền Bồ Tát giới cho các hoàng thân, quý tộc.

chua yen tu 1
Chùa Yên Tử là nơi tu tập và truyền giảng về đạo của Phật hoàng

Cuối đời, sư truyền pháp cho đệ tử Pháp Loa kế thừa làm tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rồi thị tịch, hưởng thọ 51 tuổi. Dưới sự xuất gia và hoằng pháp của Phật hoàng Nhân Tông đã đưa Phật giáo Việt Nam về một mối, thành một giáo hội hoàn chỉnh với căn bản tư tưởng Đạo Phật, trong đó Thiền Tông đại diện cho Phật giáo thời bấy giờ. Chính vì vậy, chùa Yên Tử có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử và tôn giao, được xem là địa điểm tâm linh nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.

chua yen tu h5

Kiến trúc độc đáo chùa Yên Tử

 ngôi chùa còn được biết đến rộng rãi khi nằm trên lưng chừng núi Yên Tử ở độ cao hơn nghìn mét. Đứng tại vị trí này, ta sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh cây cối xung quanh hòa với làn mây mù trắng xóa huyền ảo. Chưa hết, ngôi chùa còn được xem là ranh giới phân chia của Quảng Ninh và Bắc Giang.

chua yen tu h2
Với độ cao 1068m, chùa Yên Tử là điểm đến ấn tượng cho nhiều du khách

Để thấy được kiến trúc độc đáo của chùa, bạn phải đi lên bằng 2 tuyến cáp treo hoặc loe bằng đường bộ lên độ cao hơn 1000m nếu đủ khả năng. Chùa mang đậm kiến trú Phật giao bởi có tổng tam quan 2 tầng 8 mái đứng uy nghi với mái chùa được lợp mái uốn cong vút lên trời. Các cột trong chùa được làm bằng gỗ lim rất chắc chắn.

chua yen tu h3
Kiến trúc cổ điển của ngôi chùa

Kiến trúc chùa còn toát lên vẻ uy nghiêm khi được chạm trổ hoa văn rồng phượng lên từng thiết kế. Các gian trong chùa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên đảm bảo thông thoáng và có đủ ánh sáng chiếu vào.

Nên đến chùa Yên Tử vào thời gian nào?

Theo mình được biết, chùa Yên Tử mở cửa quanh năm cho du khách thập phương về tham quan và cúng bái. Thời điểm nhộn nhịp nhất ở nơi đây là vào tháng giêng và đến tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm chùa tổ chức lễ Xuân Yên Tử nên thu hút rất nhiều Phật tử, du khách thập phương đến tham gia.

chua yen tu h6
Khám phá chùa Yên Tử vào mùa nào cũng đẹp

Do đó, những ai thích không cảnh yên bình và thanh tịnh của chùa thì nên đến vào thời gian sau tháng 3 là tốt nhất. Thời điểm này lượng khách không quá đông nên lịch trình di chuyển và vãn cảnh chùa của bạn cũng trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.

chua yen tu h4
Sau tháng 3 là thời gian chùa Yên Tử trở về khung cảnh thanh tịnh, yên bình

Những địa điểm du lịch gần chùa Yên Tử

Đường đi lên chùa Yên Tử không phải dễ dàng, đặc biệt là với những ai có thể trạng yếu. Do đó, nếu đã cất công vượt độ cao 1068 mét để đến được nơi đây thì trên đường đi, bạn nên tham quan những địa điểm nổi tiếng để chuyến đi thêm phần trọn vẹn nhé.

Rừng quốc gia Yên Tử

Sau khi viếng chùa Yên Tử xong, bạn có thể đi tiếp đến rừng quốc gia Yên Tử ở cạnh bên. Khu rừng này rộng đến 2783 ha, là nơi cư trú, bảo tồn cho nhiều loại động vật quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, không khí nơi đây còn vô cùng trong lành, rất thích hợp cho những ai yêu thích tận hưởng và hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên vô tận.

chua yen tu 8
Rừng quốc gia Yên Tử

Suối Giải Oan

Chắc hẳn bạn đang rất tò mò về cái tên của dòng suối này đúng không. Suối Giải Oan là một trong những điểm đến thú vị trong chuyến tham quan chùa Yên Tử ở Quảng Ninh của bạn đó. Theo lời truyền miệng của dân gian, vào thời của Phật hoàng Nhân Tông, do quá thương xót vua nên các phi tần đã tìm đến núi xin vua quay lại triều đình. Họ vì bị từ chối mà buồn khổ đắm mình xuống dòng suối để tự vẫn. Từ đó, người dân đặt tên nơi đây là suối Giải Oan và lấy làm nơi siêu độ cho họ.

chua yen tu 9
Suối Giải Oan, nơi gắn liền với giai thoại của Phật hoàng Nhân Tông

Chùa Hạ

Kế bên dòng suối Giải Oan là chùa Hạ với 6 ngọn tháp tạo thành một kiến trúc cực kì vững chắc và uy nghiêm. Bên trong những ngọn tháp này thờ Phật hoàng và các môn đệ của ông. Đó là Pháp Loa và Huyền Quang, cùng với đó là những đóng góp không nhỏ trong thiền phái Trúc lâm.

Chùa Suối Tắm

Đây cũng là nơi gắn với câu chuyện về Phật hoàng Nhân Tông. Chùa thuộc địa phận của xã Đông Triều, được đánh giá cao do có thế đất tựa Đầu Rồng. Trước của chùa còn có một con suối nhỏ tạo nên cảnh quang hữu tình và bao quanh là những cây cổ thụ có tuổi đời lên đến 500 năm tuổi.

chua yen tu 10
Chùa Suối Tắm có kiến trúc đơn giản nhưng đẹp mắt

Được biết, sở dĩ chùa có cái tên như vậy là do vua Trần Nhân Tông khi xuống núi đã từng đến tắm ở đây. Bên cạnh đó, chùa Suối Tắm gây ấn tượng với kết cấu ba gian hình chữ Đinh. Đây được gọi là nhà Tam Bảo với tổng diện tích là 200m2. 

Cổng trời bia Phật

Bia Phật là tảng đá lớn tự nhiên có khắc chữ Hán mang ý nghĩa của Phật giáo là: “Tứ tự hồng danh” còn khá rõ. Tám chữ trên là: “A-Di-Đà Phật – Tứ Tự Hồng Danh”. 

chùa yên tử
Bia Phật được xem là nơi tâm linh, được nhiều dy khách viếng thăm

Gần bia Phật là cổng trời nằm gần đỉnh núi và ở lối trên của chùa Đồng. Đứng tại đây trông ra, du khách sẽ được mở mang tầm mắt trước những cảnh vật bao quát đầy hùng vĩ nơi núi rừng.

Lưu ý khi đến chùa Đồng

Mặc dù có cáp treo nhưng đoạn đường leo bộ đến đỉnh chùa Yên Tử cũng khá xa nên tốt nhất là bạn nên chuẩn bị thêm cho mình một đôi giày thể thao.

Đừng quê mang theo vài bộ đồ để thay đề phòng việc leo núi khiến bạn đổ quá nhiều mồ hôi. Nếu ở qua đêm thì đừng quên mang thêm áo ấm nhé.

Hãy ăn mặc lịch sự, kín đáo, giữ trật tự và giữ gìn môi trường ở nơi đây.

Mời các bạn truy cập FacebookYouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: