3 địa danh được USESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu ở Việt Nam cũng chính là những địa điểm du lịch thu hút ở nước ta. Những nơi này không chỉ đem lại các giá trị về mặt nghiên cứu địa chất với quy mô trong nước và quốc tế mà còn chứa đựng những cảnh quan kì vĩ, mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho du khách. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
>>> Tìm hiểu ngay: Trekking Núi lửa Chư Bluk | Lên đỉnh và khám phá miệng núi lửa Đắk Nông – đi cùng Tiêu Dao Tử
Công viên địa chất toàn cầu là gì?
Tổng hợp các địa điểm, khu vực được quản lí riêng biệt, có cảnh quan có ý nghĩa quốc tế, được quản lí đi kèm với bảo vệ, gìn giữ, giáo dục và phát triển bền vững là khái niệm cơ bản của Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO. Việc công nhận và sử dụng di sản thiên nhiên và văn hóa khu vực của Công viên Địa chất Toàn cầu Đăk Nông nhằm mục đích nâng cao giá trị nhận thức và hiểu biết các vấn đề chính mà xã hội đang quan tâm và đối mặt.
Một trong những vấn đề được quan tâm có thể kể đến như: biến đổi khí hậu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, khoáng sản trong môi trường, các tác động mạnh mẽ của thiên tai đến với con người,… Bên cạnh đó Công viên Địa chất Toàn Cầu cũng có mục đích giúp cho người dân có niềm tự hào và gắn bó với khu vực, đồng thời, kích cầu du lịch địa chất bền vững gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Các tiêu chí của Công viên Địa chất Toàn cầu
Theoo UNESCO, các tiêu chí để đánh giá thành Công viên Địa chất Toàn cầu được phân loại như sau:
Qui mô và khung cảnh
Đầu tiên, để được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu, đây phải là khu vực có diện tích đủ lớn và ranh giới rõ ràng. Diện tích phải đật tiêu chuẩn thì mới có thể đủ quy mô để phục vụ cho việc tổ chức, phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hoạt động kích cầu du lịch được.
Mỗi Công viên Địa chất phải thể hiện được những nét độc đáo, nổi bật riêng. Điều này sẽ thể hiện qua một loạt những điểm địa chất (geosite) có ý nghĩa nhất định, mang tầm khu vực và quốc tế. Các tiêu chí đánh giá của những điểm địa chất này có thể kể đến như: giá trị trong lĩnh vực khoa học, sự hiếm có, giáo dục, văn hóa và thẩm mỹ.
Quản lí và tham gia của địa phương
Mỗi Công viên địa chất đều có những đặc điểm, thế mạnh riêng. Để phát triển được những điều này, mỗi khu vực cần phải được sự quan tâm cùng với kế hoạch phát triển cụ thể để đẩy mạnh phát triển khu vực. Điều này có tác động trực tiếp đến các khu vực bằng cách cải thiện điều kiện cuộc sống của công người và môi trường địa phương.
Giáo dục
Bên cạnh đó, Công viên Địa chất Toàn cầu phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động để truyền đạt kiến thức khoa học địa chất và môi trường đến công chúng. Phải đảm bảo rằng, người dân nhận ra được các gia trị của khu vực từ đó có nhận thức tốt hơn trong việc phát triển kết hợp với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ và bảo tồn
Bên cạnh việc phát triển các tiêu chí đã nói như ở trên , Công viên Địa chất Toàn cầu còn đảm bảo trong việc bảo vệ và bảo tồn các đặc điểm địa chất quan trọng của khu vực. Theo quy định của Pháp luật, Công viên Địa chất Toàn cầu sẽ góp phần bảo tồn các đặc điểm địa chất quan trọng bao gồm:
- Các đá đại diện xuất lộ tại chỗ
- Khoáng vật và khoáng sản
- Hoá thạch
- Các dạng địa hình và cảnh quan
Các ngành khoa học địa chất thuộc quản lí của Công viên Địa chất Toàn cầu:
- Khoa học Trái đất
- Địa chất kinh tế và khai thác mỏ
- Địa chất công trình
- Địa mạo học
- Địa chất băng hà
- Thủy văn
- Khoáng vật học
- Cổ sinh vật học
- Thạch luận
- Trầm tích học
- Khoa học đất
- Hang động học
- Địa tầng
- Địa chất cấu trúc
- Núi lửa học.
Công viên Địa chất Toàn cầu ở Việt Nam
Các công văn Địa chất Toàn cầu không chỉ có cảnh quan kì vĩ mà chưa đựng giá trị địa chất quan trọng không thể bỏ lỡ. Các công viên Địa chất Toàn cầu ở Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho khách du lịch vừa có thểm tham gia tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm.
Công viên đá Đồng Văn (Hà Giang)
Công viên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 3 tháng 10 năm 2010. Đây cũng là Công viên Địa chất Toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam và thứ hai trong khu vực Đông Na Á. Sau đó, trong 2 giai đoạn từ 2015 – 2018 và từ 2019 – 2022, UNESCO tái công nhận nơi đây là thành viên của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu.
Công viên Địa chất Đồng Văn trải dài qua 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Công viên đá Đồng Văn là điểm đến mà bạn nhất định đến khi đến với khu vực Hà Giang. Công viên đá Đồng Văn đã được hình thành từ kỉ Cambrian. Trải qua 7 thời kì địa chất khác nhau ở đây vẫn còn lại những dấu vết còn lưu lại trong các di chỉ cổ sinh vật học, địa tầng, địa mạo, hang động,…
Không chỉ nổi bật với vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên cùng với cảnh quan đặc sắc, du khách còn có thể hòa nhập vào cuộc sống dân cư vùng núi Hà Giang. Với sự đa dạng trong văn hóa của cộng đồng 17 dân tộc ở đây, bạn có thể khám phá được kho tàng các giá trị văn hóa truyền thống mà du khách có thể thỏa sức khám phá.
Non nước Cao Bằng
Chiếm diện tích gần phân nửa của tỉnh, Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào tháng 4 năm 2018. Tại Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng, bạn có thể thấy được sự thay đổi của Trái Đất trong hàng triệu năm qua các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa và khoáng sản,…
Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng còn là nơi gắn liền với lịch sử, văn hóa Việt Nam với 215 di tích được xếp hạng cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, hang Pác Bó, suối Lê-nin, hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao, …
Công viên Địa chất Toàn cầu Đăk Nông
Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập năm 2015, có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các thác nước, miệng núi lửa… Có thể nói những cảnh quang trong công viên địa chất Đăk Nông đều có vẻ đẹp riêng và có tiềm năng về du lịch rất lớn.
Công viên Địa chất Toàn cầu Đăk Nông ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, có diện tích 4.760 km2, ranh giới bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jut, Đăk Song, Đăk G’long và thành phố Gia Nghĩa. Công viên Địa chất Toàn cầu Đăk Nông có đặc điểm nổi bật với hệ thống hang động núi lửa độc đáo, đồ sộ.
Công viên Địa chất Đắk Nông được các nhà khoa học đánh giá cao với 9 kiểu di sản địa chất có giá trị từ cấp độ thấp đến cao từ địa phương đến quốc tế. Lịch sử của vùn đất này bắt nguồn từ 190 triệu năm trước với các giá trị về khoa học khảo cổ khi phát hiện được dấu tích của người tiền sử ở một hang động trong hệ thống hang núi lửa Chư Blưk.
Trong Công viên Địa chất Toàn cầu Đăk Nông bao gồm 5 núi lửa: Nâm Dơng, Băng Mo, Nâm Blang, Nâm Kar, Nâm Kle. Trong số này, nổi bật là hang C7 có chiều dài 1.067m, được xác định là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á. Kế đến là hang C6.1 dài hơn 968 mét và hang C3 (hay còn gọi là hang Dơi) dài 594 mét.
Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử nhé!