KHÁM PHÁ 10 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VIỆT NAM ĐỘC ĐÁO - đi cùng Tiêu Dao Tử

KHÁM PHÁ 10 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VIỆT NAM ĐỘC ĐÁO

di sản văn hóa phi vật thể việt nam

Khám phá di sản thế giới tại Việt Nam, ở phần trước, bạn đã được chiêm ngưỡng những di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Tiếp theo trong phần này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn 10 di sản văn hóa phi vật thể – những sản phẩm tinh thần gắn với đời sống của cộng đồng, thể hiện ý nghĩa lịch sử văn hóa, bản sắc của dân tộc sâu sắc.

>>>Xem thêm: 9 KHU RAMSAR Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Di sản văn hóa thế giới phi vật thể nào ở Việt Nam được UNESCO công nhận?

Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hóa phi vật thể

Là một thể loại nhạc của cung đình Huế tại thời phong kiến được biểu diễn tại các lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của triều đại nhà Nguyễn Việt Nam. Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế chính thức được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

di sản văn hóa phi vật thể
Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hóa phi vật thể

Không những thế, Nhã nhạc cung đình Huế còn vinh dự được tổ chức UNESCO đánh giá “Trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc cung đình Huế là đủ tầm vóc quốc gia”. Lịch sử hình thành của thể loại nhạc này đã có từ lâu đời, xuất phát từ thế kỉ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế đạt đến trình độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất.

Theo quy tắc, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính: nhóm phe văn và nhóm phe võ. Việc phân chia này có từ đầu thế kỉ XIX và từng được tìm thấy tại nghi thức cúng đình ở làng, xã Bắc Bộ nhiều thế kỉ trước.

Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên – Di sản văn hóa phi vật thể

Được công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào năm 2005, đến năm 2008, không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên lại tiếp tục được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Như vậy, sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được công nhận với danh hiệu cao quý này.

Văn hóa dân gian ở Đăk Nông
Văn hóa cồng chiêng được thể hiện ở các lễ hội

Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên trải rộng qua suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Tại nơi đây, có khoảng 17 dân tộc tối thiểu sở hữu không gian văn hóa đặc biệt này. Không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên bao gồm các yếu tố: Cồng chiên, các bản nhạc tấu bằng cồng chiên, những người chơi cồng chiên, các lễ hội có sử dụng cồng chiên (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước,…)

Dân ca quan họ – di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

Là một trong số những làn điệu dân ca phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Hình thành từ khu vực ranh giới ở vùng Kinh Bắc xưa bao gồm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, tuy nhiên, người ta nhắc đến dân ca quang họ Bắc Ninh nhiều hơn Bắc Giang. Năm 2009, dân ca quan họ được xếp vào di sản văn hóa thế giới phi vật thể do tổ chức UNESCO công nhận.

di sản văn hóa phi vật thể
Dân ca quan họ – di sản văn hóa phi vật thể

Nét đặc trưng của quan họ là “cái tình” của người hát được thể hiện qua các bài hát tiêu biểu: Hừ La, La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cây gạo, … Điểm độc đáo của thể loại âm này là quá trình biểu diễn của các liền anh, liền chị gắn với bộ trang phục “áo mớ ba mớ bảy” lồng vào nhau cùng chiếc nón quai thao đặc trưng. Không chỉ gây ấn tượng thông qua cách trình diễn, quan họ còn đi cùng lối ứng xử chân tình, khéo léo, là làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng ấm.

Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể

Với mức độ bảo vệ khẩn cấp, năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ca trù cũng là một loại thể diễn xướng âm nhạc thịnh hành ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, khác với quan họ, ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn sử dụng nhiều thể loại văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm nhưng phổ biến nhất vẫn là thể hát nói.

Ca trù có lịch sử hình thành rất sớm, ra đời vào giai đoạn thế kỉ 11 và trở nên thịnh hành hơn vào thế kỉ 16. Tuy nhiên mãi đến hơn nửa thế kỉ 20, thế giới mới được tiếp cận và biết đến sự tồn tại của một thể loại diễn xướng nghệ thuật độc đáo này qua trình diễn của nghệ nhân Quách Thị Hồ. Mãi sau đó, nhiều chueyen gia, thạc sĩ mới tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học trên thế giới và được nhiều người trẻ đón nhận hơn.

di sản văn hóa phi vật thể
Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể

Giống với quan họ, ca trù cũng sử dụng nhiều thể loại văn chương: phú, truyện, ngâm,… nhưng phổ biến nhất vẫn là hát nói và hát kể. Mặc dù công tác gìn giữ và quảng bá ca trù được tích cực đầu tư và triển khai, thế nhưng ngày nay, di sản thế giới tại Việt Nam này bị mai một khá nhiều. Giới trẻ ngày nay cũng không còn mặn mà với ca trù như những thể loại âm nhạc này.

Hội Giống tại đền Phù Đổng

Lễ hội này được tổ chức tại nhiều nơi ở Hà Nội những chỉ có Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc được vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho cả nhân loại. Hội Gióng Phù Đổng chính thức được tổ chức hàng năm vào 2 ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong buổi lễ, ngoài các nghi thức cúng bái cần thiết, người ta còn mô phỏng lại các trận đấu đầy sinh động của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang cùng với giặc Ân.

di sản văn hóa phi vật thể
Hội Gióng tại đền Phù Đổng – di sản văn hóa phi vật thể

Là một trong những lễ hội lớn của dân tộc ta, Lễ hội thánh Gióng còn được xem là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Diễn trường lịch sử – văn hóa diễn lại sự tích thánh Gióng đánh giặc Ân được thể hiện lại mỗi năm nhằm gợi nhắc và tỏ lòng biết ơn, tự hào sâu sắc đối với những người đã có công giữ nước.

Hát Xoan – Di sản văn hóa phi vật thể

Là một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần phổ biến ở vùng đất tổ Phú Thọ, hát Xoan thưởng được trình diễn vào dịp đầu xuân với nhiều loại hình nghệ thuật đa yếu tố, hát kết hợp với múa, nhảy. Đến ngày 24/11/2011, hồ sơ hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hát Xoan thường được trình diễn vào các ngày xuân tại các đình, miếu làng. Vào mùng 5 Tết, người ta thường hát tại đền Hùng trong phần lễ ở đây.

di sản văn hóa phi vật thể
Hát xoan – di sản văn hóa phi vật thể

Hiện nay, trước những dấu hiệu giảm sút về mặt số lượng tỉnh Phú Thọ đã và đang tìm cách để gìn giữ di sản thế giới này bằng cách mở các lớp dạy hát xoan, cải tạo, trùng tu lại các khu vực trình diễn hát xoan.

Tín ngưỡng thờ Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể

Là một tín gưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Năm 2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ta là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

di sản văn hóa phi vật thể
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương – di sản văn hóa phi vật thể

Tín ngưỡng thờ Hùng Vương được thể hiện chủ yếu ở các di tích thờ các nhân vật có liên quan đến thời Hùng Vương, tiêu biểu như Thần Nông, vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Cao Sơn, Quý Minh. Việc duy trì tín ngưỡng này không đại diện cho bất kì một tôn giáo nào, mà nó chỉ đại diện cho lòng tự hào dân tộc cũng như biết ơn sâu sắc đối với công dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Đờn ca tài tử Nam Bộ – Di sản văn hóa phi vật thể

Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, Đờn ca tài tử Nam Bộ bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. So với những di sản văn hóa phi vật thể khác đã kể đến ở trên, Đờn ca tài tử Nam Bộ có phạm vi lớn hơn với 21 tỉnh thành ở phía Nam.

Chính vì vậy, đàn ca tài tử Nam Bộ không chỉ được UNESCO ghi danh là một di sản văn hóa phi vật thể và một danh hiệu UNESCO Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn. Loại hình nghệ thuật này được kết hợp chặt chẽ giữa đàn và ca, khởi xướng sau những giờ lao động mệt mỏi của những nam thanh nữ tú ở nông thôn Nam Bộ.

di sản văn hóa phi vật thể
Đàn ca tài tử – Di sản văn hóa phi vật thể

Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh – Di sản văn hóa phi vật thể

Là một loại hình dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Tại kì họp thứ 9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014, Dân ca Ví giặm tại Nghệ Tĩnh được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

di sản văn hóa phi vật thể
Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh – Di sản văn hóa phi vật thể

Lời ca của dân ca ví giặm gợi nhớ những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy về người khác,… Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…).

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể…).

di sản văn hóa phi vật thể
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ – một trong những di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, lan tỏa và được thực hành ở nhiều địa phương trong cả nước. Tỉnh Nam Định được coi là một trong những địa phương có các trung tâm thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích về sự giáng thế của Mẫu như Phủ Dầy, Phủ Nấp và gần 400 nơi thờ cúng thánh Mẫu. 

Lưu ý khi tham quan di sản thế giới

Nên làm gì khi đến tham quan những di sản thế giới?

  • Tìm hiểu một số thông tin về đất nước, con người, lối sống và những tập quán, văn hóa nơi mình cần đến (có trong các sách hướng dẫn, tạp chí chuyên ngành du lịch. Bạn cũng nên tìm hiểu và học thêm một số câu giao tiếp cần thiết như chỗ ở, nơi cung cấp món ăn Việt Nam, đường đến lãnh sự quán Việt Nam, câu cảm ơn và xin lỗi…
  • Sẵn sàng cúi xuống nhặt rác, và khuyến khích mọi người giữ gìn vệ sinh chung tại khu di tích.
  • Tôn trọng những nội qui nơi tham quan như: không hút thuốc, không chụp ảnh quay phim ở những nơi đã có bảng khuyến cáo và tuyệt đối không được chụp ảnh, quay phim trong các khu mật thất dù có bảng khuyến cáo hay là không.
  • Phát huy ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan, di tích.    

Không nên làm gì khi tham quan di sản thế giới?

  •  Dùng gạch, đá, bút để viết, sơn hoặc vẽ hình, tên, những câu nói “đầy ý nghĩa” lên các di tích nhằm phục vụ cho ý định “lưu danh muôn thuở” của bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng các vật dụng bén nhọn như dao, kéo… khắc tên lên những thân cây cổ thụ, vách đá vì như thế sẽ làm mất đi vẻ mỹ quan của khu di tích, di sản.
  • Xả rác, khạc nhổ hoặc tiểu tiện ở những góc khuất của khu di tích, di sản. Điều đó không những gây ra tình trạng ô nhiễm vệ sinh môi trường mà đôi khi bạn sẽ gặp phải những phiền toái, nhẹ nhàng là phạt cảnh cáo bằng tiền và làm vệ sinh, nếu nặng thì có thể bị phạt giam giữ (tùy mỗi quốc gia có qui định riêng).
  • Hái, bẻ hoa, lá chỉ vì “quá yêu thích” cái đẹp. Hãy giữ cho vẻ đẹp ấy được đến với mọi người.
  • Sờ vào những hiện vật, dù đó là hiện vật phục nguyên hay phục dựng. Đây là qui định chung tại các khu trưng bày hiện vật (ngoại trừ một số bảo tàng ngoài trời). 
  • Có biểu hiện thiếu tôn trọng đối với các tượng thờ thần linh, các khu vực linh thiêng.      
  • Mua các hiện vật, di vật quốc gia ở các thị trường chợ đen. Vì khi kiểm tra hành lý tại hải quan cửa khẩu, nếu những hiện vật ấy thuộc về tài sản quốc gia bạn có thể sẽ bị phạt tù. Bạn cố gắng ghi nhớ: “Không mua, không giữ” bất kỳ hiện vật gì tại các khu di tích, dù là một viên đá nơi xứ người.
  • Cuối cùng, xin bạn luôn tự dặn mình một câu nói rất có lý: “Đừng mang gì đi, ngoài những tấm hình. Đừng để lại gì, ngoài những dấu chân”.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về 10 di sản văn hóa thế giới phi vật thể, đồng thời kết thúc phần khám phá di sản thế giới tại Việt Nam.

Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: