Phượt Xuyên Việt là mục tiêu không hề nhỏ đối với người yêu du lịch, đặc biệt là cộng đồng yêu thích du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch một mình… vậy thì bạn chuẩn bị sức khỏe cho chuyến xuyên việt như thế nào? đây là ý kiến cá nhân của mình, bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình nhé.
Các bạn có thể xem lại 2 phần trước của mình nếu cần nhé:
Một chuyến đi xuyên việt dài ngày không phải là vấn đề quá đơn giản như bao người vẫn nghĩ, thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh xung quanh khi bạn di chuyển. Sức khỏe là yếu tố quan trọng và quyết định cho cả chuyến đi.
Chuẩn bị Sức Khỏe cho chuyến Phượt Xuyên Việt
Vì sao phải chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi bắt đầu chuyến đi dài của mình nói chung và hành trình phượt xuyên việt nói riêng. Di chuyển sang những tỉnh thành khác nhau, vùng miền khác nhau thì khí hậu cũng thay đổi theo rất nhiều. Từ nóng sang lạnh, từ không gió thành gió liên tục, từ không mưa đến mưa tầm tã, bụi cũng là một yếu tố không thể bỏ qua nữa.
Thử nghĩ xem, chuyến đi đang vui và hứng khởi thì bạn bị sốt, ho, trật tay-chân… mọi thứ sẽ chẳng còn thú vị như ban đầu mong muốn nữa chỉ vì bất cẩn về sức khỏe và thiếu chuẩn bị. Trước chuyến hành trình dài hãy dành chút thời gian để cơ thể quen dần với việc di chuyển nhiều, tập thể dục hay chạy bộ là điều quan trọng mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bản thân mình khi từ Cần Thơ đến Phan Rang đã thấy gió rất nhiều và rất nóng nhưng thật sự không hề gì khi ra đến Đà Nẵng, cái nóng rất oi bức làm mình không chịu được thế là bị cảm nắng ngay. Chưa hết, từ Quảng Bình đến Thanh Hóa cái nóng cũng dã man nếu bạn đi vào mùa hè, mùa mưa thì dễ gặp Bão Lụt nữa.
Bên cạnh việc chuẩn bị sức khỏe tốt bạn còn phải chuẩn bị “Túi Y Tế Cá Nhân” để mang theo. Như vừa nói bên trên, mùa hè thì nhiệt độ thay đổi thất thường, mùa mưa thì bão lũ… Chuẩn bị trước túi y tế cá nhân phù hợp với cơ địa của chính bạn là điều hoàn toàn chính xác. Một số bạn có đường ruột nhạy cảm với thức ăn thì nên lưu ý thuốc phù hợp để mang theo.
Nên tham khảo ý kiến của nhà thuốc lớn để mua mang theo, đừng nên dựa vào ý kiến online thôi vì phù hợp với người này chưa chắc đã phù hợp với chính bạn. Thuốc hạ sốt, nhức đầu, sổ mũi, tiêu chảy… không được quên nhé. Đó là thuốc chữa bệnh, còn phải lưu ý đến “Tai Nạn ngoài ý muốn” nữa. Đương nhiên bạn chỉ có thể chuẩn bị một số thuốc và vật dụng y tế cho các trường hợp nhẹ và bất khả kháng mà thôi, hiện nay đi đâu cũng có Y Tế rồi.
[xyz-ips snippet=”dulich”]Đi Phượt Xuyên Việt Cần Mang Theo Những Gì?
Trong chuyến hành trình một mình xuyên việt dài 60 ngày của mình, để giảm thiểu rủi ro và những sự cố ngoài mong muốn đến mức thấp nhất nên hành trang của mình không hề ít. Mình có 3 thùng Givi trên xe và 1 Balo vác trên vay. Mình đem cái gì mà dã man vậy?
Thật ra không phải đồ chứa đầy 3 thùng givi đâu mà mình phân thành nhiều nhóm đồ để dễ quản lý và sử dụng.
- Thùng 1 – Cơ động: Dụng cụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng xe
- Thùng 2 – Dự Phòng: Dụng cụ sinh tồn, nấu ăn, giặt đồ.
- Thùng 3 – Thiết Yếu: Quần áo, thuốc men, sách-tập linh tinh.
- Balo – Đồ nghề: Máy quay, máy ảnh, đồ điện tử
Đồ Nghề Sửa Xe, Bảo Trì Xe Cho Chuyến Phượt Xuyên Việt
Đâu đâu cũng có tiệm sửa xe nhưng chẳng biết chuyện gì sẽ ập đến hay nơi mình đang đến lại không có cửa hàng sửa xe thì sao? Không nói quá đâu vì mình đã gặp rất nhiều lần sự cố về xe khi ở nơi hoang vắng hoàn toàn không có người. Đặc biệt mình rất hay đi những nơi ít người (bìa rừng, vào các thôn, bản làng…). Ở biên giới Bình Liêu mình phải dựng trại qua đêm mà xung quanh bán kính vài chục km không một ngôi nhà.
Chính vì vậy nên: tùy theo điểm đến của bạn mà chuẩn bị dụng cụ phù hợp chứ chẳng phải cứ nghe theo mình là đúng, hì hì.
Chuẩn bị Dụng Cụ Sinh Tồn, Đồ Nấu Ăn, mang theo cả Bột Giặt?
Bạn không đọc lầm đâu, đó là những gì mình mang theo trong chuyến du lịch xuyên việt vừa rồi, nó đã giúp mình giảm thiểu chi phí dịch vụ phát sinh và có vô số trải nghiệm tuyệt vời không dễ gì có được.
một số Dụng cụ sinh tồn mình mang theo như: Dao, đèn pin, dụng cụ tạo lửa (tối thiểu phải nhóm được lửa dù mưa ướt nhem), lều (dùng cho những nơi không có nhà nghỉ, khách sạn… hoặc đơn giản để trải nghiệm), cưa dây (nhỏ mà có vỏ đấy), đèn pin đa năng (có thể phóng điện tự vệ, hì hì), bình xịt hơi cay, bếp đa năng, bộ tô-chén-dĩa đa năng, dao đa năng (kèm, búa, tua-vit…), dây dù, võng mùng (phòng khi không dựng được lều vì mặt đất không bằng phẳng…
Mình nấu ăn rất tệ nhưng đồ nấu ăn mang theo đã giúp mình rất nhiều trong vô số trường hợp như: không tìm được quán ăn, cắm trại trong hay bìa rừng, ăn thức ăn vùng miền không quen hay đơn giản chỉ muốn ăn những món đơn giản như: trứng chiên, trứng luộc, cá mòi, mì gói… bla… bla…
Đi xuyên việt cần mang theo bao nhiêu quần áo?
Thực tế cho thấy chỉ cần 3-5 bộ đồ đã dư sức để mặc và đi vòng quanh Việt Nam rồi, thậm chí có tuần mình chỉ cần 2 bộ là đủ vì mặc xong bộ này là mình giặt liền và mặc bộ thứ 2, cứ vậy mà xoay vòng thì đâu cần đến bộ đồ thứ 3 đúng không nè.
Thông thường ở các nhà nghỉ, khách sạn họ đều có dịch vụ giặt ủi cho bạn với giá cũng khá bình dân thôi. Đồ bẩn cứ bỏ vào túi nilon và đến điểm dừng chân kế tiếp thì gửi dịch vụ mà giặt ủi, sáng gửi là chiều đã có rồi nhé. Sợ họ giặt không sạch hay không như ý à? vậy thì mang theo bột giặt như mình là xong nhé, đến nơi cứ tắm và giặt ngay, phơi tại phòng và đi chơi suốt ngày, về là khô. Nếu phòng ngủ có quạt hoặc máy lạnh càng mau khô nữa.
Bảo quản Đồ Nghề cẩn thận, đừng khóc tiếng iraq
Tại sao balo vác trên vay lại toàn đồ nặng và dễ vỡ? đó cũng chính là lý do luôn các bạn. Đồ điện tử rất dễ hỏng hóc vo va đập (khi di chuyển đường xấu hay thời tiết thay đổi bất chợt). Balo mà bạn mang theo phải chứa những vật dụng “vật bất ly thân” và những dụng cụ “dễ hư hỏng”. Một ngày đẹp trời với một khung cảnh tuyệt đẹp, bạn vác chiếc máy ảnh yêu dấu của mình ra “tạch-tạch” vài pô ảnh và rồi phát hiện nó không còn nguyên vẹn hay vài vết xước…
Hư hỏng vì va đập, đường xấu… dù bạn đã rất cẩn thận là điều rất hay xảy ra vì vậy bạn hãy tiên liệu trước nhé. Bản thân mình đã rất thận trọng vì tải đồ nhiều nhưng vô tình xụp hố 1 phát, mọi thứ trong thùng rối tung cả lên. Vì tính cơ động của balo trên vay nên những gì cần được an toàn nhất, sử dụng nhiều nhất… mình sẽ mang theo.
Tính sơ sơ balo mình chứa vài thứ thôi: laptop, máy ảnh, máy quay, điện thoại, ví, pin dự phòng, áo mưa cá nhân, 1 bộ đồ (dùng để làm ngăn phân chia các dụng cụ, khỏi bị trầy xướt ^.^), 1 dao đa năng nhỏ gọn, 1 đèn pin đa năng, 1 bật lửa và vài thứ linh tinh khác.
Ngoài những điều gợi ý bên trên vẫn còn một số yếu tố quan trọng khác mình sẽ nhắc đến trong phần kế cũng là phần cuối cùng, các bạn nhớ đón xem nhé.
Facebook chia sẻ hình kinh nghiệm và trò chuyện