Rùng mình khi nghe những câu chuyện tâm linh núi Cấm An Giang

Rùng mình khi nghe những câu chuyện tâm linh núi Cấm An Giang

Rùng mình khi nghe những câu chuyện tâm linh núi Cấm An Giang

Nhắc đến vùng Thất Sơn Bảy Núi, ngoài cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thì những câu chuyện tâm linh núi Cấm luôn được người dân tại đây lưu truyền đến ngày nay. Ly kỳ, hấp dẫn và độc lạ là những cảm giác bạn sẽ trải qua khi được nghe trực tiếp những người dân trên núi kể về nơi này. Cùng Tiêu Dao Tử tìm hiểu những câu chuyện tâm linh núi Cấm qua bài viết dưới đây nhé!

>> 1001 lý do An Giang được gọi là “Xứ sở thần tiên”?

Du lịch núi Cấm – Niềm tự hào của xứ sở thần tiên An Giang

Núi Cấm thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Du lịch núi Cấm ngày nay vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của bà con miền Tây khi nhắc đến xứ sở thần tiên An Giang. Có lẽ, vẻ đẹp tựa bồng lai tiên cảnh nơi đây đã thu hút không chỉ du khách đến hành hương cúng viếng mà cả những bạn trẻ, những gia đình cùng nhau đến tham quan và vãn cảnh.

Khám phá núi Cấm An Giang với vẻ đẹp huyền bí, hùng vĩ
Khám phá núi Cấm An Giang với vẻ đẹp huyền bí, hùng vĩ

Núi Cấm là ngọn núi cao nhất trong cụm Thất Sơn Bảy Núi An Giang với độ cao lên đến 705m. Trên núi Cấm có rất nhiều địa điểm nổi tiếng: Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi, hồ Thủy Liêm, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, suối Thanh Long, điện Bồ Hong (nơi cao nhất của Núi Cấm – địa điểm săn mây lý tưởng). Cùng với đó là rất nhiều cảnh quan đẹp và ẩm thực núi Cấm cũng không khiến bạn thất vọng.

Ngoài cảnh đẹp, nơi đây còn thu hút sự tò mò của du khách gần xa thông qua những câu chuyện tâm linh núi Cấm đầy bí ẩn và ly kỳ.

Thất Sơn Bảy Núi An Giang nổi tiếng với những câu chuyện tâm linh huyền bí
Thất Sơn Bảy Núi An Giang nổi tiếng với những câu chuyện tâm linh huyền bí

>> Top những địa điểm du lịch ở Xứ sở thần tiên An Giang hot hòn họt

Truyền thuyết về tên gọi núi Cấm An Giang

Từ trước đến nay, có rất nhiều truyền thuyết giải thích về tên gọi núi Cấm An Giang (hay còn được biết với nhiều tên gọi khác là núi Ông Cấm, Thiên Cấm Sơn, Thiên Cẩm Sơn).

Cách giải thích đầu tiên cho rằng cái tên núi Cấm xuất phát từ lệnh Cấm dân lên núi của vua Nguyễn Phúc Ánh (tên gọi trước của vua Gia Long). Vua đã từng lánh nạn quân Tây Sơn ở trên núi này nên đã ban lệnh cấm người dân lui tới nơi đây. Hiện nay, ở trên núi Cấm vẫn còn điện Gia Long để thờ vua Gia Long.

Hồ Thủy Liêm trên núi Cấm tuyệt đẹp khi về đêm
Hồ Thủy Liêm trên núi Cấm tuyệt đẹp khi về đêm

Cách giải thích thứ hai cho rằng Núi Cấm xưa là nơi sinh sống của loài hổ trắng (Bạch Hổ) nên đã cấm người dân lên núi. Trên Núi Cấm ngày nay có tới 10 hang Ông Hổ nên càng nhiều người tin rằng ngày xưa trên núi này đã từng có rất nhiều con hổ sinh sống.

Cũng có giả thuyết cho rằng, tên gọi núi Cấm bắt nguồn từ lời cấm đoán của Phật Thầy Tây An – Ðoàn Minh Huyên (người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương tại vùng Thất Sơn) cấm không cho bổn đạo lên núi làm ô uế núi non nên mới có tên là núi Cấm.

Cuối cùng, còn có một giả thuyết nữa lý giải vì đây là một ngọn núi tuy hoang sơ nhưng phong cảnh “thủy tú sơn kỳ” bốn mùa đẹp như hoa như gấm, nên mới có tên là núi Gấm (ngày nay bị đọc chạy chữ thành núi Cấm) hay Thiên Cẩm Sơn.

Đường di chuyển lên núi Cấm
Đường di chuyển lên núi Cấm

Dù tên gọi núi Cấm xuất phát từ câu chuyện nào đi chăng nữa, thì vẻ đẹp hữu tình, tựa bồng lai tiên cảnh của núi Cấm cũng đã được nhiều du khách công nhận đúng không nào?

>> Những hang động kì bí ở vùng Thất Sơn chứa đựng câu chuyện thần kì

>> Nổi da gà khi nghe sự tích núi Ông Két và những câu chuyện tâm linh trên đỉnh núi

Những câu chuyện tâm linh núi Cấm

Theo sách của các nhà phong thủy, do vùng Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ – nơi có khí âm dương hội tụ nên núi Cấm được xem như Long huyệt, mang trong mình đầy đủ tinh hoa của đất trời. Có lẽ vì thế, mà những ngôi chùa trên núi cũng trở nên linh thiêng hơn và thu hút đông đảo tín đồ phật giáo.

Dân gian xưa có câu “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi”. Bảy Núi tức là Thất Sơn với nhiều dãy núi cao thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, núi Cấm là ngọn núi cao nhất gắn liền với nhiều câu chuyện tâm linh núi Cấm về hùm beo, mãng xà, tiếng sấm nổ vang trời,…

Chuyện kể về rắn hổ mây vùng Thất Sơn luôn gây tò mò lẫn sợ hãi. Nào là rắn khổng lồ, thân to như khúc gỗ nên mỗi lần di chuyển gây giông gió; khi cuộn lại to thù lu như cái lu. Cũng có người kể rằng người dân bắt gặp ông Mây, tuy nhiên vì đây là loài tu lâu năm nên không ăn thịt người! Hay câu chuyện thần Bạch Hổ thành tinh và được thu phục bởi một ông đạo là câu chuyện cả vùng ai cũng biết.

Về Thất Sơn để lắng nghe những câu chuyện tâm linh núi Cấm ly kỳ và hấp dẫn
Về Thất Sơn để lắng nghe những câu chuyện tâm linh núi Cấm ly kỳ và hấp dẫn

Tại đây từng bụi cây, ngọn cỏ, hòn đá đều gắn liền với truyền thuyết ly kỳ mà Vồ Thiên Tuế – một trong 5 vồ (ngọn đồi nhỏ) trong hệ thống núi Cấm – là trường hợp điển hình. Bởi ngay cả giả thuyết về sự ra đời của địa danh này cũng lung linh huyền thoại. Có người đồn đại rằng, cái tên này là do vua Gia Long đặt ra vì là nơi ở của vua. Cũng có người cho rằng, do cây thiên tuế phát triển nhiều như một lãnh địa, nên mới có cái tên đấy.

Hay rùng mình hơn với câu chuyện cảnh báo vận hạn của người dân nơi này, một khi mỏ ông Két quay về núi Cấm hoàn toàn, thì núi Cấm sẽ xuất hiện 3 tiếng nổ vang trời, mở ra cung vàng điện ngọc vô số, khi đó người sống tốt, tu hiền sẽ được tiếp dẫn về đây để hưởng đời an lạc, còn những người ác, người xấu sẽ bị trừng trị thích đáng bởi ông Năm Chèo.

Những câu chuyện tâm linh núi Cấm nhiều vô số kể, nếu mà du khách có thời gian tìm đến vùng đất này, lần theo những vị đạo sĩ lớn tuổi tu tiên trên núi, hỏi thăm sẽ được nghe họ kể 3 ngày 3 đêm cũng chưa hết chuyện.

Mặc dù chưa ai chứng minh được những câu chuyện tâm linh huyền bí tại vùng Thất Sơn này có thật hay chỉ đơn thuần là câu chuyện truyền thuyết mang tính tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, người nghe hãy nghĩ thoáng hơn rằng những câu chuyện tâm linh núi Cấm này có mục đích tốt đẹp nhằm răng dạy mọi người sống đúng, tu thân, ở hiền ắt sẽ gặp lành.

>> Sự tích núi Cấm An Giang: Huyền thoại về vùng đất linh thiêng

Nếu yêu thích những trải nghiệm của mình trong các chuyến du lịch trong nước và nước ngoài, bạn có thể theo dõi nhiều video hơn tại kênh YoutubeTiktok của Tiêu Dao Tử nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: