Xuyên suốt Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa đầu tiên tại Đăk Nông - Việt Nam - đi cùng Tiêu Dao Tử

Xuyên suốt Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa đầu tiên tại Đăk Nông – Việt Nam

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Trong các ngày từ 22-26/11/2022, lần đầu tiên Việt Nam là quốc gia được đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa, cụ thể, Hội nghị được tổ chức tại Đăk Nông.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) này đã đánh dấu một sự biến chuyển quan trọng, là cơ hội để Công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông vốn còn đang non trẻ có cơ hội để vươn mình đến tầm các quốc gia trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, cũng là cơ hội để giao lưu văn hóa, phát triển du lịch Đăk Nông nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

>>> Xem thêm: Theo chân chuyên gia khám phá hang núi lửa Đăk Nông trong Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa là gì?

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa (Hội nghị ISV) là một hoạt động quan trọng nhất của Hiệp hội Hang động Quốc tế và Ủy ban Hang động núi lửa (UIS-CVC) được tổ chức 2 năm một lần, nhằm tạo ra một diễn đàn trao đổi các thông tin, kết quả nghiên cứu và kết nối các thành viên trong lĩnh vực này.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa là một hoạt động lớn có tầm quan trọng quốc tế

Hội nghị ISV lần đầu tiên được tổ chức tại quần đảo Hawaii vào năm 1972. Tiếp đó, các quốc gia đã đăng cai Hội nghị ISV trong những năm gần đây gồm: Ecuador (quần đảo Galapagos), Tây Ban Nha (quần đảo Canary), Hàn Quốc, Jordan, Australia, Iceland và Mỹ (Hawaii và California); gần đây nhất là Hội nghị ISV lần thứ 19 được tổ chức tại Ý vào tháng 8/2021.

Ý nghĩa của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa ở Đăk Nông

Lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai tổ chức Hội nghị quan trọng này với chủ đề: “Bảo tồn và phát triển bền vững các núi lửa và hang động núi lửa”. Đây là một sự kiện đối ngoại quan trọng, giúp địa phương giới thiệu, quảng bá hiệu quả hệ thống hang động núi lửa – di sản địa chất (có dấu vết của văn hóa người tiền sử) mang tầm quốc tế trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Hội nghị ISV20 là cơ hội để Đăk Nông giới thiệu về địa mạo, địa chất và văn hóa với bạn bè quốc tế

Đồng thời, thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, nâng cao thêm giá trị của hệ thống hang động, giá trị văn hóa đặc trưng; chia sẻ kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả di sản mang tầm quốc tế của tỉnh Đắk Nông.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa ISV lần thứ 20 còn là sự kiện tỉnh Đắk Nông tổ chức chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).

Sơ lược về Công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông

Tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tên gọi “Dak Nong UNESCO Global Geopark (Viet Nam)” chính thức xuất hiện trên bản đồ Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, gồm 177 điểm đến. Đắk Nông là địa phương thứ 3 của Việt Nam và thứ 164 trên thế giới có công viên địa chất được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Mô hình thu nhỏ của Công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông

Công viên có diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 5 huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa. Công viên có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, là hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Vùng đất với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc

Đây còn là vùng đất quê hương của 3 dân tộc bản địa: Mạ, M’nông, Ê đê. Quá trình di cư từ nhiều năm trước đã biến nơi này thành vùng đất đa sắc màu văn hóa của hơn 40 dân tộc.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Đăk Nông còn là 1 phần của không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Không chỉ đa dạng về địa mạo, địa chất, dân tộc, công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông còn là một phần của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, bên cạnh đó các phát hiện về dấu tích cư trú của người tiền sử trong hang động bazan từ 6000-7000 năm trước cũng khiến nơi đây trở thành một điểm nóng trong nghiên cứu, khảo sát.

Chi tiết quá trình diễn ra Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) được chia thành 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Hội nghị được diễn ra từ ngày 22-24/11/2022 tại trung tâm hội nghị tỉnh ở thành phố Gia Nghĩa, Đăk Nông với các bài tham luận, hội thảo khoa học,…
  • Giai đoạn 2: Thực địa cho Hội nghị được diễn ra từ 25-26/11/2022 để khảo sát các hang núi lửa ở Krông Nô – hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Trung tâm hội nghị tỉnh – nơi diễn ra Hội nghị ISV20 giai đoạn 1

Trong bài viết này sẽ nêu chi tiết xuyên suốt giai đoạn 1 – quá trình diễn ra Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa với rất nhiều các bài tham luận giá trị và những hoạt động thú vị mà ban tổ chức đã chuẩn bị để chào đón các vị khách mời quốc tế.

Chào đón đại biểu quốc tế

Ngày 21/11/2022, trước ngày diễn ra Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa, các vị khách mời, các chuyên gia, nhiếp ảnh gia hang động từ nhiều quốc gia trên thế giới đã đến Việt Nam để chuẩn bị tham dự Hội nghị ISV20.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Đêm giao lưu Ice-Breaker Party được tổ chức để chào đón các vị đại biểu cho Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Các nhóm hướng dẫn viên và ban tổ chức được điều phối ở các nơi như sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Buôn Mê Thuột để chào đón các vị đại biểu và khách mời quốc tế.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Các tiết mục văn nghệ được diễn ra

Một đêm giao lưu chào đón bạn được tổ chức long trọng với các hoạt động văn hóa văn nghệ như tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thưởng thức rượu cần,…

Khai mạc Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa ISV20

Sáng ngày 22/11/2022, lễ khai mạc Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) và Hội thảo Khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Song song với đó, Triển lãm ảnh “Kỳ quan núi lửa và hang động núi lửa” cũng được diễn ra.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Khai mạc Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Tham dự Hội nghị là rất đông các vị đại biểu quốc tế, đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đại diện thành viên các nước thuộc Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, các chuyên gia, nhiếp ảnh gia hang động hàng đầu. Cùng với đó là đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan của tỉnh Đăk Nông,…

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Không gian của Triển lãm ảnh “Kỳ quan núi lửa và hang động núi lửa”

Ngay sau đó, phiên họp đầu tiên của các vị chuyên gia cũng được tổ chức với rất nhiều các báo cáo khoa học, các bài tham luận với chủ đề: địa mạo, địa chất, quá trình hình thành núi lửa và các tài liệu khám phá hang động của một số chuyên gia quốc tế.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Phiên họp đầu tiên của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Cuối ngày, buổi Welcome Party cũng được ban tổ chức hoành tráng với nhiều tiết mục giao lưu văn hóa dân tộc bản địa. Nổi bật nhất là Lễ ký kết Biên bản hợp tác giữa các công viên địa chất toàn cầu thành viên trong Mạng lưới Việt Nam với công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mudeungsan (Hàn Quốc).

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Buổi ký kết hợp tác với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Mudeungsan (Hàn Quốc)

Phiên họp thứ 2 của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa được diễn ra

Ngày 23/11/2022, tiếp tục phiên họp thứ 2 của các chuyên gia và nhiếp ảnh gia hang động với các chủ đề: sinh học, con người sử dụng hang động, quá trình hình thành núi lửa, địa chất học, quản lý và bảo vệ hang động.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Bên ngoài là khu vực trưng bày sản phẩm của từng đơn vị trong tỉnh và khu giới thiệu về công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông

Ngay sau phiên họp thứ 2, đoàn đại biểu được hướng dẫn tham quan nhà trưng bày cồng chiêng – nơi lưu giữ các vật dụng truyền thống của người Mạ cùng một số loại nhạc cụ đặc biệt của khu vực. Đây là hoạt động mang ý nghĩa giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa của khu vực đến với bạn bè quốc tế.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Đoàn chuyên gia tham quan nhà trừng bày cồng chiêng

Tối cùng ngày, ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn buổi tiệc buffet tối ấm cúng tại Ngô Gia Trang cùng với các tiết mục văn nghệ biểu diễn đàn T’rưng và ca hát cùng nhau.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Tiệc tối tại Ngô Gia Trang

Kết thúc phiên họp thứ 3 và lễ bế mạc Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20

Ngày 24/11/2022, phiên họp thứ 3 cũng là phiên họp cuối cùng được tiếp tục với những chủ đề: địa chất học, các tài liệu khám phá hang động, quản lý và bảo vệ hang động. Lễ bế mạc Hội nghị được diễn ra ngay sau khi kết thúc phiên họp thứ 3 của các chuyên gia.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Kết thúc phiên họp thứ 3 của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Sau 3 ngày, Hội nghị ISV20 đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn như: Hội nghị ghi nhận được 28 bài báo cáo khoa học với nhiều thông tin, tư liệu quý giá về núi lửa và hang động núi lửa của nhiều khu vực trên thế giới. Các bài tham luận, các ý kiến đề xuất của các nhà khoa học và các chuyên gia tại các hội thảo có ý nghĩa quan trọng, giới thiệu những giá trị khoa học mới về núi lửa và hệ thống hang động núi lửa ở Đắk Nông nói riêng và các hang động núi lửa trên thế giới nói chung. 

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Hội nghị ISV20 đã gặt hái được những thành công nhất định

Song song với đó, Hội thảo khoa học “15 năm phát triển CVĐC ở Việt Nam” đã nhận được 15 bài tham luận đến từ các đại biểu là đại diện Mạng lưới CVĐCTC, Mạng lưới CVĐCTC Châu Á – Thái Bình Dương và các quốc gia thành viên.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Tham quan bảo tàng âm thanh Đăk Nông

Kết thúc các phiên họp của giai đoạn 1, đoàn chuyên gia được hướng dẫn di chuyển đến tham quan Bảo tàng âm thanh Đăk Nông – nơi chứa đựng những điều kỳ diệu của âm thanh và nhạc cụ nằm trên tuyến du lịch “Âm vang của Trái Đất”.

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Khám phá miệng núi lửa Nâm Kar tuyệt đẹp

Ngay sau đó, đoàn được chia thành 2 nhánh:

  • Nhóm A: di chuyển đến tham quan núi lửa Băng Mo – nơi lưu giữ lịch sử kiến tạo vỏ trái đất nằm trên tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”
  • Nhóm B: di chuyển đến khám phá núi lửa Nâm Kar – ngọn núi lửa trẻ tuyệt đẹp nằm trên tuyến du lịch “Trường ca của nước và lửa”

>>> Xem thêm: Top 5 miệng núi lửa kỳ vĩ của công viên địa chất toàn cầu Unesco Đăk Nông

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Kết thúc giai đoạn1 của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa bằng buổi tối Gala Banquet

Sau khi đã hoàn tất chương trình của giai đoạn 1, huyện Krông Nô sẽ chào đón các vị chuyên gia để tiếp tục Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa với giai đoạn 2 (thực địa khảo sát các hang núi lửa ở Đăk Nông). Nhưng trước tiên, một buổi tối Gala Banquet được diễn ra tại khu du lịch Dray Sáp được tổ chức với quy mô hoành tráng, có các tiết mục Cồng chiêng Tây Nguyên, lửa trại Tây Nguyên,…

Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa
Giai đoạn thực địa cho Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa

Kết thúc giai đoạn 1 của Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 với nhiều thành công nhất định, cùng tiếp tục theo chân các chuyên gia, nhiếp ảnh gia hang động thế giới khảo sát, khám phá hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á trong giai đoạn thực địa nhé!

Xem tiếp giai đoạn thực địa cho Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa <tại đây>.

Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến đi đầy thú vị trên mọi miền đất nước Việt Nam và cả nước ngoài cùng Tiêu Dao Tử nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: