Là một tình nằm trong khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Đây cũng là nơi hội tụ và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau giữa các dân tộc trong khu vực. Hiện nay, nơi đây còn lưu giữ lại nhiều nét văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của người dân, tiêu biểu là những lễ hội đặc trưng trong khu vực. Cùng tìm hiểu xem những lễ hội truyền thống ở Đắk Nông có gì thú vị nhé!
>>> TOP 4 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH Ở ĐĂK NÔNG – BẠN NHẤT ĐỊNH NÊN GHÉ THĂM
Lễ hội văn hóa thổ cẩm
Lễ hội văn thổ cẩm Việt Nam được tổ chức hàng năm tại xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Lễ hội độc đáo này được tổ chức đầu tiên vào ngày 27-30 tháng 12 nhằm tôn vinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần khẳng định giá trị của những lễ hội truyền thống ở Đắk Nông nói chung.
Thổ cẩm không chỉ là chất liệu để tạo nên những bộ trang phục lộng lẫy, đẹp mắt mà thông qua những cách trang trí trên nền vải, chúng ta mới có thể cảm nhận được nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau. Thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào người dân tộc ở Đắk Nông. Thông qua trang phục truyền thống này, chúng ta có thể thấy được xu hướng, khả năng sáng tạo và tính thẩm mỹ của của mỗi cộng đồng.
Mỗi dân tộc lại có một đặc trưng riêng về cách trang trí, phối màu sắc trên vải để tạo ra những bộ trang phục đặc trưng nhất. Đây cũng chính là nét nổi bật nhất của thổ cẩm trong văn hóa ở Đăk Nông. Mỗi bộ trang phục đều có đường nét, màu sắc, hoa văn trang trí riêng biệt thể hiện một thế giới quan, nhân sinh quan nhất định.
Tuy nhiên, mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thế nhưng hiện nay, trước sự ảnh hưởng của phong trào “sính ngoại”, trang phục thổ cẩm không còn là sự ưu tiên hàng đầu của đồng bào người dân tộc, đặc biệt là đối với những người trẻ. Chính vì vậy, lễ hội văn hóa thổ cẩm được tổ chức, đóng vai trò như cầu nối giữa các dân tộc, tôn vinh và quảng bá nét đẹp của thổ cẩm đi xa hơn nữa.
Lễ hội đâm trâu – lễ hội truyền thống ở Đắk Nông
Đâm trâu là một trong những lễ hội truyền thống ở Đắk Nông nói riếng, của người dân Tây Nguyên nói chung. Hàng năm, mỗi khi người dân kết thúc vụ mùa, sau khi đã thu hoạch, cũng là lúc diễn ra lễ hội đâm trâu, nét văn hóa lâu đời ở khu vực nơi đây. Theo quan niệm của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Đăk Nông, đâm trâu còn thể hiện cho tinh thần dân tộc và truyền thống đoàn kết của nhân dân từ bao đời.
Lễ hội đâm trâu diễn ra hàng năm tại buôn Điên Đu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông trước sự quây quần của cộng đồng dân tộc người M’Nông. Người ta quan niệm rằng, lễ hội đâm trâu được tổ chức nhằm cảm tạ trời đất đã bạn cho một vụ mùa tươi tốt và cầu mong sự sung túc, đủ đầy cho những lần kế tiếp.
Cũng như những lễ hội truyền thống ở Đắk Nông khác, lễ hội đâm trâu cũng có 2 phần chính: lễ và hội. Trong lễ, đâm trâu là một nghi thức rất Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội đâm trâu, cồng chiên liên tục được nổi lên để cỗ vũ và tạo không khí sôi động cho cuộc đấu. Ngoài đâm trâu, trong lễ hội này còn diễn ra một số cuộc thi khác như: đẩy gậy, bao bố, kéo co, chạy ngậm nước đổ đầy chai,…
Kết thúc lễ hội đâm trâu, người dân như vơi đi những mệt nhọc trong vụ mùa trước đó. Những niềm vui trong buổi lễ sẽ là tiền đề để đón chờ khởi đầu tốt đẹp hơn nữa. Sau lễ hội, người dân tiếp tục lên rẫy, chăm chỉ lao động, biến những ruộng đá khô cằn thành đất canh tác.
Lễ mừng Lúa mới
Lễ mừng Lúa mới là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Mạ ở Đắk Nông. Cũng giống như lễ hội Đâm trâu, lễ Mừng lúa mới cũng được tổ chức khi người dân trong buôn đã thu hoạch xong vụ mùa. Nhìn chung, đa số những lễ hội truyền thống ở Đắk Nông được tổ chức với mục đích cầu mong được thần linh che chở, mong ước về mùa màng bội thu, cuộc sống hạnh phúc, no đủ.
Ngày xưa, lễ mừng lúa mới chỉ được diễn ra trong gia đình và dòng họ. Theo thời gian, lễ hội này trở thành một truyền thống không thể thiếu trong buôn làng, được tất cả mọi người dân háo hức tham dự. Trong thời gian chuẩn bị cho lễ hội, mọi người dân trong làng đều được phân chia công việc khác nhau, mỗi người một tay góp phần tổ chức buổi lễ tốt đẹp nhất.
Lễ vật cúng trong lễ mừng lúa mới gồm một con heo, một con gà, gạo nếp, ché rượu cần, 1 gùi bông lúa… Sau khi cắt tiết gà trống hiến sinh, già làng sẽ lấy máu bôi lên cây nêu và các vật xung quanh. Rồi sau đó, già làng khấn gọi hồn lúa, các thần linh, phù hộ dân làng tôi thu được nhiều lúa hơn năm trước, mọi người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tât; gia súc đầy đàn; lúa, bắp tốt tươi nhiều bông, nhiều trái.. Qua đó, gắn kết thêm tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Mạ.
Tìm hiểu thêm thông tin và hình ảnh của những địa điểm hấp dẫn khác, quý khách vui lòng truy cập Facebook.