Sự cố khi đi phượt liên quan đến xe
1. Xe hết xăng giữa đường
Sự cố này thường ít khi xảy ra với những ai đi phượt theo đoàn, bởi đi phượt kiểu này sẽ có lộ trình đi cụ thể nên các trưởng đoàn sẽ có những đoạn dừng để các thành viên đổ xăng đầy đủ Tuy nhiên với những ai lần đầu đi phượt, chưa có nhiều kinh nghiệm hay đi phượt riêng lẻ, không chú ý đến số lượng xăng hay kim báo xăng bị hư thì hoàn toàn có thể gặp phải sự cố này. Xe hết xăng giữa đường thì xử lý cũng khá đơn giản, bạn không cần phải hoảng hốt. Bạn chỉ cần tháo bình xăng con của một xe khác trong đoàn cho vào một chai nhựa sạch rồi đổ qua xe mình. Hoặc dùng các ống hút nhựa nối lại thành một ống hút lớn, hút trực tiếp xăng từ bình xăng con qua bình xăng lớn của mình. Với các phượt thủ đi riêng lẻ thì có thể nhờ sự hỗ trợ của người qua đường nhưng tốt nhất vẫn là tự trang bị một bình xăng dự phòng đem theo.2. Xe bị bể bánh
Xe bị bể bánh cũng là một sự cố khi đi phượt thường gặp phải. Chạy xe liên tục trên các tuyến đường dài thì việc bể bánh là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó bạn phải tự chuẩn bị một bộ vá xe nhỏ gọn mang theo. Còn nếu không mang theo thì cũng cần bình tĩnh xử lý. Với xe lớp không xăm thì vẫn có thể chạy được thêm một đoạn khi bị thủng bánh, nhưng cần phải tranh thủ tìm ngay một chỗ vá xe Cách tiếp theo là dùng bơm xe mini bơm bánh căng lên và tìm chỗ thủng, găm vào một cây rồi chạy tìm chỗ vá xe gần nhất3. Va chạm giao thông
Với các đoạn đường mới thì việc chưa am hiểu luật lệ hay không để ý các biển báo sẽ có thể khiến bạn bị va chạm giao thông. Nếu gặp phải, tùy mức độ va chạm, bạn nên kiểm tra ngay cơ thể mình, người đi chung và người va quẹt có vấn đề gì không, xong rồi mới kiểm tra đến phương tiện di chuyển. Nếu va chạm nhẹ, nhanh chóng dĩ hòa vi quý rồi tiếp tục hành trình. >>> Xem ngay: Những điều lưu ý khi đi phượt một mìnhSự cố khi đi phượt liên quan đến sức khỏe
Bạn sẽ đi phượt chủ yếu bằng xe máy, việc ngồi quá lâu trên xe dưới điều kiện thời tiết nắng mưa thì có thể bạn sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Trước khi đi phượt, bạn cũng cần tập luyện để nâng cao sức bền và tăng sức đề kháng cho cơ thể.4. Nhức mỏi
Việc cơ thể bị thụ động quá lâu ở tư thế ngồi sẽ khiến toàn thân bị nhức mỏi, nặng nhất có lẽ ở phần lưng và cổ. Chân không được duỗi thẳng cũng như tay phải điều khiển xe trong thời gian dài cũng dễ bị tê mỏi, khó chịu. Chưa kể phần mông của bạn sẽ bị ê và căng. Đây là một sự cố khi đi phượt mà bạn sẽ gặp. Do đó, bạn cần chia ra thành từng chặng để nghỉ ngơi, (cứ chạy 1 tiếng thì nghỉ 15-20p) bước xuống xe để cơ thể được vận động, các cơ được giãn, cơ thể sẽ nhanh chóng lấy lại sức để bạn tiếp tục hành trình. Ngoài ra, việc dừng các chặng sẽ giúp máy móc xe của bạn được nghỉ ngơi, hạn chế hỏng hóc khi phải chạy đường dài trong nhiều ngày liền.5. Say nắng, say nóng
Phượt đồng nghĩa là bạn phải chịu ánh nắng trực tiếp chiếu vào người, đôi khi nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40 độ C. Chạy xe liên tục dưới thời tiết như vậy, cộng với trang phục kín, nóng sẽ làm cho bạn bị say nắng, say nóng với các biểu hiện như tăng thân nhiệt, nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Khi cảm thấy cơ thể bắt đầu có vấn đề thì tốt nhất bạn nên dừng xe lại, tìm một chỗ mát nghỉ ngơi, cởi bỏ bớt quần áo để bớt hầm nóng. Uống nhiều nước, nhất là các loại nước bổ sung chất điện giải để cơ thể hồi phục nhanh hơn. Khi cảm thấy cơ thể trở về trạng thái bình thường, tỉnh táo thì mới tiếp tục lên đường.6. Tiêu chảy, táo bón
Một vấn đề thầm kín nhưng rất nhiều phượt thủ gặp phải. Nguyên nhân cũng dễ hiểu thôi, do ăn uống không đúng bữa vì phải di chuyển thường xuyên, ăn nhiều loại thức ăn mới lạ, chất lượng không được đảm bảo. Một phần là vì khi bạn thay đổi đột ngột sinh hoạt thường ngày của cơ thể thì hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất là trước khi khởi hành bạn nên mang theo các thuốc phòng tiêu chảy, táo bón. Còn nếu trường hợp không mang theo thì nên nhờ sự hỗ trợ của trường đoàn. Không nên vì ngại mà dấu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình mà ảnh hưởng đến lịch trình phượt của cả đoàn.Những sự cố khi đi phượt khác có thể gặp phải
7. Lạc đường đi
Với những phượt thủ đã có nhiều kinh nghiệm thì việc lạ đường thì hầu như không xảy ra. Còn với những ai là dân phượt nghiệp dư hay lần đầu tiên đi phượt thì không thể tránh khỏi việc bị lạc đường một vài lần. Khi lỡ bị lạc đường thì bạn không nên chạy nữa, dừng lại nghiên cứu kỹ hướng đi để đi tiếp hoặc chạy ngược trở về đường cũ, hỏi người dân để đi cho đúng hướng. Để tránh lạc đường khi đi phượt thì bạn nên tìm hiểu kỹ lộ trình sẽ đi, tham khảo những người đã đi trước, họ sẽ chia sẻ tận tình kinh nghiệm cho bạn. Dùng Google map để vẽ sơ bộ bản đồ sẽ đi, lưu ý những đoạn dành cho xe hơi trong khi bạn đi xe máy, để khỏi phải chạy lòng vòng hoặc chạy sai luật giao thông. >>> Xem ngay: Kinh nghiệm phượt xe máy đường dài8. Lạc nhóm phượt
Một sự cố khi đi phượt khác mà bạn cũng có thể gặp phải khi đi theo nhóm đông người đó là lạc nhóm. Khi rơi vào trường hợp này thì tốt nhất bạn nên dừng lại, liên hệ trưởng đoàn, dẫn đoàn hoặc chốt đoàn hỗ trợ ngay nếu không muốn phải tự mình tiếp tục hành trình đánh lẻ. Điều đó sẽ càng nguy hiểm hơn khi bạn không nắm rõ đường đi và bị lạc ngay đoạn đường vắng.Lưu ý những nguyên tắc sau để tránh bị lạc nhóm:
- Đi nhóm đông người thì nên có dấu hiệu nhận biết nhóm như áo, dây đeo, giày, nón,…
- Người dẫn đoàn có trách nhiệm điều chỉnh tốc độ di chuyển của cả nhóm, không đi quá nhanh hoặc quá chậm. Giữ khoảng cách di chuyển giữa hai xe không được quá 100m để dễ quan sát được nhau.
- Ở các đoạn đèn giao thông thì nên canh khoảng thời gian dừng đèn đỏ, quyết định dừng lại hay chạy qua cả đoàn để không bị mất dấu nhau.
- Thông báo trước địa điểm, thời gian sẽ dừng lại nghỉ ngơi để các thành viên tranh thủ được tốc độ chạy xe
Ảnh: Internet