BẢO TÀNG ĐĂK LĂK - TÂY NGUYÊN THU NHỎ TRONG LÒNG TP. BUÔN MA THUỘT - đi cùng Tiêu Dao Tử

BẢO TÀNG ĐĂK LĂK – TÂY NGUYÊN THU NHỎ TRONG LÒNG TP. BUÔN MA THUỘT

Bảo tàng Đăk Lăk

Khám phá Bảo Tàng Đăk Lăk – Tây Nguyên thu nhỏ giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, nơi này còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật, tranh ảnh, tư liệu,.. góp phần không nhỏ trong việc thể hiện văn hóa và tái hiện lịch sử của vùng đất Tây Nguyên kì bí này. Cùng khám phá một địa điểm cực đặc biệt này qua bài viết bên dưới nhé!

BẢO TÀNG ĐĂK LĂK Ở ĐÂU?

Bảo tàng Đăk Lăk hay còn gọi là Bảo tàng dân tộc Tây Nguyên tọa lạc trên một khoảng đất rộng lớn ngay trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột. Địa chỉ bảo tàng dân tộc Tây Nguyên ở số 02 Y Ngông, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Có vị trí thuộc trung tâm thành phố nên du khách có thể di chuyển đến và tham quan nơi này một cách dễ dàng.

Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đăk Lăk

Bảo tàng Đăk Lăk được ví như một Tây Nguyên thu nhỏ giữa lòng BUÔN MÊ THUỘT. Đến đây, du khách sẽ được khám phá vô số điều thú vị về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên. Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Tây Nguyên hay Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk là một địa danh du lịch văn hóa quan trọng của tỉnh ĐĂK LĂK.

Xem thêm về du lịch Đăk Lăk:

>>> 1 Ngày du lịch Đăk Lăk bạn nên đi đâu?

>>> Top 10 đặc sản Đăk Lăk thu hút khách du lịch

SƠ LƯỢC VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC VIỆT NAM TẠI ĐĂK LĂK

Bảo tàng Đăk Lăk được xây dựng năm 2008 với chiều dài 130m, rộng 65m, diện tích sử dụng 9.200m², vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng, được xây dựng 2 tầng theo phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Với quy mô đó, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước.

Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng có diện tích sử dụng và diện tích khuôn viên cực rộng lớn ngay giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột

Tính đến thời điểm hiện tại, bảo tàng dân tộc Tây Nguyên đang lưu giữ khoảng 13.000 hiện vật, tranh ảnh, tư liệu khảo cổ… được trưng bày trong 3 không gian: không gian đa dạng sinh học, không gian văn hóa dân tộc và không gian lịch sử.

GIÁ VÉ THAM QUAN BẢO TÀNG LÀ BAO NHIÊU?

Bảo tàng dân tộc Tây Nguyên mở cửa đón du khách tham quan vào các ngày thứ 3 đến Chủ Nhật trong tuần, từ 7h – 17h. Giá vé tham quan bảo tàng dân tộc Tây Nguyên 2020 là 30.000 đồng/vé người lớn, 20.000 đồng/vé trẻ em.

LỐI KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA BẢO TÀNG ĐĂK LĂK

Đến tham quan bảo tàng dân tộc Tây Nguyên, du khách sẽ phải trầm trồ trước thiết kế kiến trúc mang đậm phong cách Tây Nguyên của bảo tàng. Được biết, bảo tàng được thiết kế phỏng theo mô hình nhà dài của người dân tộc Ê Đê.

Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đăk Lăk với lối kiến trúc mô phỏng nhà dài của người dân tộc Ê đê

Sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây độc đáo và kiến trúc dân tộc Tây Nguyên đã tạo nên một công trình kiến trúc văn hóa hiện đại, mang đậm nét đẹp văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Đứng trước vẻ đẹp của bảo tàng, du khách sẽ không kìm được mà lấy ngay máy ảnh ra chụp vài kiểu check-in bên bảo tàng.

KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN TÂY NGUYÊN

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng Đăk Lăk quy tụ nhiều hiện vật, tư liệu và tranh ảnh được sưu tầm từ các dân tộc anh em Tây Nguyên. Không gian bảo tàng Đăk Lăk rộng lớn, được chia thành 3 gian trưng bày với 3 nội dung: đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử Tây Nguyên.

Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đăk Lăk có 3 gian trưng bày với 3 nội dung khác nhau
  • Không gian đa dạng sinh học:

Không gian trưng bày đa dạng sinh học nằm ở khu giữa bảo tàng dân tộc Đăk Lăk. Ở đây trưng bày các hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái, thổ nhưỡng khu vực Tây Nguyên. Du khách bước vào khu vực này sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh những rừng cây thủy tùng, cẩm xe, cẩm lai… rộng lớn, những đồn điền cà phê, cao su, tiêu, hay hình ảnh những chú báo, gấu chó, chồn bay… sinh sống ở núi rừng Tây Nguyên.

Bảo tàng Đăk Lăk
Không gian đa dạng sinh học của Bảo tàng Đăk Lăk

Đặc biệt, tại đây còn có những hình ảnh cũ về khu du lịch Hồ Lắk ở Đắk Lắk, thác Dray Nur, cùng nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên khác. Các loại đất đỏ bazan, đất sét vàng, đất xám… cũng được trưng bày tại đây.

  • Không gian văn hóa dân tộc:

Bên trái không gian trưng bày đa dạng sinh học là khu trưng bày văn hóa dân tộc. Tại đây trưng bày các hình ảnh về đời sống của người dân tộc Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử. Trái với những hình ảnh hùng vĩ về núi rừng Tây Nguyên ở khu đa dạng sinh học, khu trưng bày văn hóa dân tộc mang đến cho du khách những hình ảnh hiện vật gần gũi với đời sống của người dân Tây Nguyên.

Bảo tàng Đăk Lăk
Các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên này
Bảo tàng Đăk Lăk
Dụng cụ săn voi của người dân tộc Ê Đê ở vùng Tây Nguyên
Bảo tàng Đăk Lăk
Nhà dài của người dân tộc Ê Đê được tái hiện chân thực đến từng chi tiết

Các dụng cụ làm nông, trồng lúa, săn bắt dệt thổ cẩm như: gùi, cuốc, giỏ mây, lao… Những bộ đồ dệt thổ cẩm, những chum đựng rượu cần… cũng được trưng bày ở đây. Ngoài các dụng cụ sinh hoạt đời thường, du khách còn được ngắm nhìn những món đồ trang sức, những bộ cồng chiêng Tây Nguyên, cùng rất nhiều nhạc cụ đặc trưng cho từng dân tộc Tây Nguyên.

Bảo tàng Đăk Lăk
Những bộ trang phục của người dân tộc Ê đê theo từng cấp bậc tầng lớp trong buôn
Bảo tàng Đăk Lăk
Trang sức của những người phụ nữ dân tộc miền núi Tây Nguyên

Đến với không gian văn hóa dân tộc của bảo tàng Đăk Lăk, du khách sẽ được giới thiệu chi tiết tên, công dụng và những ý nghĩa của từng loại dụng cụ gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như đời sống tinh thần của những người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Những hiện vật giúp thể hiện sinh động lối sống giản dị và chân thành của người con miền núi nơi đây.

Bảo tàng Đăk Lăk
Các dụng cụ sinh hoạt đời thường của người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đều được trưng bày đầy đủ ở Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đăk Lăk
Tìm hiểu văn hóa Tây Nguyên không thể bỏ qua các loại nhạc cụ cồng chiêng Tây Nguyên được
Bảo tàng Đăk Lăk
Ché đựng rượu cần – một đặc sản đặc trưng của Tây Nguyên
  • Không gian lịch sử Tây Nguyên:
Bảo tàng Đăk Lăk
Không gian lịch sử Tây Nguyên bên trong bảo tàng Đăk Lăk

Khu vực bên phải không gian trưng bày đa dạng sinh học là khu trưng bày lịch sử. Bên trong khu vực này trưng bày hình ảnh về con người Tây Nguyên từ thời cổ đại, qua thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Đến đây, du khách sẽ được thấy hình ảnh ốc hóa thạch, chén đĩa cổ mà người cổ đại Tây Nguyên đã dùng. Ngoài ra, ở đây còn có các hiện vật và tư liệu về các chiến dịch kháng chiến cứu nước ở Tây Nguyên.

Bảo tàng Đăk Lăk
Trận chiến chống quân xâm lược oai hùng của các dân tộc Tây Nguyên thời bấy giờ được tái hiện chân thực và sống động

Hơn thế nữa, khu vực này còn có hẳn một rạp chiếu phim tư liệu tái hiện toàn bộ trận chiến lịch sử chống quân xâm lược của đồng bào dân tộc Tây Nguyên thời bấy giờ. Sa bàn mô phỏng trận chiến một cách tinh tế và sống động, đặc sắc đến từng chi tiết khiến bất cứ du khách hay người tham quan nào đến xem cũng đều rùng mình vì như được sống trong trận chiến oai hùng năm xưa.

KHUÔN VIÊN CỦA BẢO TÀNG ĐĂK LĂK

Không gian xanh bên ngoài bảo tàng Đăk Lăk được ví như lá phổi của thành phố Buôn Mê Thuột. Khuôn viên bên ngoài bảo tàng dân tộc Tây Nguyên còn trồng nhiều cây nguyên sinh như: long não, bằng lăng ổi, sao đen… Trong đó, nổi bật nhất là 2 cây long não cổ thụ ở 2 bên cổng vào với chu vi gốc lên đến 8m và tán lá phủ rộng trên diện tích 200m2.

Bảo tàng Đăk Lăk
Bảo tàng Đăk Lăk có khuôn viên cực rộng lớn

Mỗi ngày bảo tàng dân tộc Tây Nguyên đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan. Đặc biệt, vào những ngày lễ và cuối tuần, bảo tàng luôn chật kín du khách.

Nơi đây là một điểm đến cực đặc biệt và thú vị không thể bỏ lỡ khi du lịch Đăk Lăk, du khách có thể đến đây để tham quan cũng như có cơ hội tìm hiểu thêm về những phong tục, văn hóa và lịch sử hào hùng của vùng đất Tây Nguyên kì bí này nhé!

Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

error: