Bạn đang rất mong chờ và háo hức để được đi leo núi, những vấn đề là bạn chưa từng có kinh nghiệm đi xa hoặc leo những đỉnh núi cao. Vậy cần chuẩn bị gì để có một chuyến đi đầu tiên thành công và an toàn? Những kinh nghiệm leo núi dưới đây sẽ giúp ít cho bạn rất nhiều và sẽ trang bị cho bạn hành trang cần thiết cho chuyến đi của mình.
>>> Kinh Nghiệm Chạy Xe Máy Vượt Đường Đèo Rất Hữu Ích Cho Dân Phượt
>>> 15 con thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam mà dân phượt không nên bỏ qua
Chuẩn bị trước cho cuộc hành trình thú vị
Chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý
Không giống như đi phượt bằng xe máy hay đi du lịch bình thường, leo núi là một việc khá nguy hiểm và vất vả, nó không dành cho những người tâm lý không vững. Chuẩn bị một thể lực tốt sẽ giúp bạn có chuyến đi ít mệt mỏi và an toàn trước sự thay đổi thời tiết hay những con dốc cao. Tâm lý ổn định để xác định được những nguy hiểm và vất vả mà mình sắp phải trải qua.
Các trường hợp sau đây không được leo núi: người bị bệnh tim mạch, suy hô hấp, huyết áp, phụ nữ mang thai. Nếu bạn không nằm trong các trường hợp trên thì cứ thoải mái để chuẩn bị cho chuyến đi nhé.
Nhưng đầu tiên bạn cần phải tập luyện thể dục thể thao trước leo núi 2 tuần – 1 tháng để tăng độ dẻo dai và độ bền cho cơ thể, bạn có thể: tập đi bộ, leo cầu thang, chạy bộ, bơi, đứng lên ngồi xuống 400 -1000 cái liên tục, nhắm mắt 90 giây, nín thở trong 90 giây,…. Trước những ngày leo núi nên ăn để bổ sung đầy đủ các chất bổ dưỡng, uống đủ nước, cung cấp đầy đủ vitamin C, hạn chế thuốc lá, rượu bia và quan trọng là cần ngủ đủ 7 giờ/ngày.
Chuẩn bị về kĩ năng sống
Các kỹ năng sống như: tìm sự hỗ trợ, làm việc nhóm, đi rừng,… là kỹ năng rất cần thiết đối với người leo núi. Những kỹ năng khác mà người leo núi cần phải nắm vững như việc điều khiển nhịp thở khi leo núi, việc điều tiết nhiệt độ cơ thể khi ở độ cao hay biết cách sơ cứu thường gặp như xước tay chân, rắn cắn, chuột rút, hoặc một số chấn thương khác. Cho dù là bạn đi một mình hay cùng đoàn thì những kỹ năng sống này luôn giúp bạn có cách xử lý kịp thời và vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn.
Xác định thời gian lý tưởng để leo núi
Trước khi tham gia bất kì chuyến leo núi nào, bạn cần xác định thời gian phù hợp. Do thời tiết tại Việt Nam thay đổi rất thất thường, lúc mưa giông lúc nắng gắt nên bạn cần xác định thời gian phù hợp trước khi tổ chức leo núi. Thời gian thích hợp nhất để đi leo núi là mùa khô từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau hàng năm.
Tìm hiểu kỹ về địa điểm
Song song với yếu tố tự nhiên thì địa hình núi cũng là yếu tố rất quan trọng cần được sắp xếp. Những thông tin bạn nên tìm hiểu kỹ trước là về độ cao, địa hình, thời tiết và những nét văn hóa của địa phương nơi có ngọn núi. Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về ngọn núi thông qua nhiều nguồn tin như internet, sách báo, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tất cả sẽ cho bạn một cái nhìn tống quát ban đầu về nơi bạn định đi và giúp nâng cao an toàn cho bạn trong suốt cuộc hành trình.
Lưu ý về thời tiết
Đối với một chuyến leo núi, thời tiết là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc hành trình. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trước khi đi để biết chắc chắn nơi bạn muốn đến không có vấn đề nào bất thường. Đồng thời, khi đi bạn cần quan sát thường xuyên những biến đổi của thời tiết để đưa ra quyết định đi tiếp hay ngừng đi một cách hợp lý.
Những vật dụng cần trang bị
Muốn leo núi thuận lợi và an toàn thì cần phải chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Những vật dùng leo núi cần mang theo gồm có:
Lương thực và nước
Leo núi là hoạt động tốn rất nhiều sức lực, ra nhiều mồ hôi nên cơ thể cần được cung cấp nước thường xuyên và kịp thời. Khi leo núi thấm mệt và khát, không nên uống ngụm nước lớn hoặc liên tục vì sẽ làm cơ thể khó chịu (sốc hong).
Bạn nên uống nước từng ngụm nhỏ và nuốt xuống từ từ. Nếu bạn muốn cuộc hành trình của bạn không bị gián đoạn thì bạn nên treo chai nước trước ngực vừa đi vừa uống. Bên cạnh bổ sung nước thường xuyên thì việc duy trì thể lực cũng rất quan trọng. Để cung cấp năng lượng nhưng vẫn đảm bảo là thuận tiện khi mang theo bên người thì socola, bánh snicker, đường khô là lựa chọn hợp lý nhất.
Trang phục leo núi
Leo một đỉnh núi tùy theo độ cao mà có thể mất một vài ngày. Đi lại trong đường rừng núi với môi trường vô cùng khắc nghiệt, bắt buộc bạn phải có sự chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận những hành lý cần thiết. Bạn nên trang bị cho chuyến đi các vật dụng sau:
Trang phục
Khi leo núi thì trang phục nên lựa chọn đồ có thể co giãn, rộng giúp thoải mái khi di chuyển. Áo thì lựa chọn áo thun có độ thoát và thấm hút mồ hôi tốt, để dễ nhìn thấy trong các trường hợp khẩn cấp và lên hình đẹp khi check-in thì nên sử dụng màu sáng. Tất cả quần áo mang theo nên bỏ vào túi nilon chống thấm nước trước sau đó mới bỏ vào balo. Để chống mưa nắng tốt cần mang theo nón rộng vành nhé!
Balo
Balo trong các chuyến đi leo núi cần chọn lựa những chiếc balo có độ lớn vừa và phù hợp với thể trạng của bạn. Tránh trường hợp chọn balo quá lớn, dẫn đến mang theo các vật dụng không cần thiết tăng thêm cân nặng, gây khó khăn trong việc di chuyển, dễ bị đuối sức.
Nên chọn balo có thanh đỡ lưng, đai ngực, đai bụng và nhiều ngăn, để có thể để nhiều đồ và khi cần thì dễ tìm kiếm, sử dụng balo chống thấm nước hoặc mang theo áo mưa để bọc balô dự phòng khi trời mưa.
Giày leo núi
Giày leo núi nên lựa chọn loại có độ bám tốt và giày cổ cao. Tránh trường hợp mang giày quá chật sẽ gây khó chịu, chai, tím tái, tê đau chân làm trùng bước chân của bạn. Nên mang giày rộng hơn 1 size hoặc vừa chân. Bên cạnh đó không thể quên mang theo 1 – 2 đôi tất để có thể thay đổi và phòng khi bị ướt. Hạn chế sử dụng giày hoặc tất ướt trong khoảng thời gian dài.
Các vật dụng cần thiết khác
Gậy
Có thể sử dụng gậy chuyên dụng cho leo núi, nếu không có thì có thể dùng một cành cây chắc chắn là được. Gậy sẽ đỡ tiếp trọng lượng của cơ thể, nhiều nhất là khi bạn xuống núi.
Đèn pin nhỏ, chiếc còi, bật lửa
Các vật dụng này có thể giúp bạn đề phòng và xử lý kịp thời trong trường hợp gặp rủi ro như bị lạc đường, khi nhiệt độ trên núi lạnh hơn bình thường,…
Điện thoại và đồng hồ
Là hai vật dụng vô cùng cần thiết để xác định được thời gian và liên lạc với nhau trong đoàn khi gặp khó khăn.
Nón, găng tay giữ ấm không thấm nước
Có nhiều đỉnh núi khi bạn chinh phục được rồi thì sẽ đối mặt với cái lạnh, mưa,… do đó găng tay và nón loại không thấm nước là vật dụng rất cần thiết. Để giữ ấm nên chọn nón bịt che kín tai, mũi, miệng.
Máy ảnh, pin dự phòng
Sẽ được bọc kín và bảo quản đúng cách không để va chạm vào vật cứng khi di chuyển hoặc ướt do vượt suối, mưa. Nên mang theo 2 điện thoại dự phòng khi một trong hai bị hư. Mang đèn pin dùng để tìm đường, liên lạc khi ở vùng tối.
GPS, bản đồ
Việc leo núi ngày nay đa phần dựa vào người dẫn đường hoặc vào kinh nghiệm tích lũy, tuy nhiên trong trường hợp không có người hướng dẫn thì nên dự phòng thêm bản đồ và hộp GPS để bảo vệ bản thân được tốt hơn.
Túi ngủ
Trong các chuyến leo núi bạn nên mang theo chăn mỏng hoặc túi ngủ vì có thể đi từ 1 đến 2 ngày tùy thuộc vào địa điểm đi, bên cạnh đó thời tiết trên cao có sương nhiều và khá lạnh, bạn cần đủ ấm để có một giấc ngủ ngon lấy sức sau một ngày dài vận động.
Và một số vật dụng cần thiết khác
- Thuốc tây, thuốc chống côn trùng
- Túi nilon lớn, áo mưa: sử dụng chống thấm nước cho balo, đồ điện tử,..
- Dây: sử dụng cho việc treo đồ ướt, căng lều che mưa,…
- Khăn giấy, giấy vệ sinh mang theo tùy mục đích sử dụng của từng người.
- Sử dụng những miếng bảo hộ khuỷu tay, đầu gối và một chiếc áo khoác dày vừa chống chấn thương vừa chống lạnh trong chuyến đi.
Cần lưu ý: các vật dụng mang theo đều phải là loại chống thấm nước, bởi trên đoạn đường đi có thể gặp mưa bất chợt hoặc nhiệt độ ẩm thấp.
Những lưu ý khi leo núi cho những người vừa bắt đầu
Tìm những cung đường ngắn phù hợp với khả năng
Khi leo núi lần đầu tiên bạn không nên chọn hành trình với đoạn đường di chuyển quá dài vì sức lực của bạn chắc chắn không đủ để đáp ứng. Không những vậy, việc bạn chưa có kinh nghiệm trong việc leo núi sẽ không đảm bảo cho chuyến đi của bạn thuận lợi và an toàn đâu nhé! Vì vậy, đối với người mới bắt đầu nên chọn leo một ngọn núi với độ cao vừa phải để làm quen trước.
Chỉ mang theo những thứ thật sự cần thiết
Leo núi là việc làm phải bỏ sức lực ra rất nhiều, đồng thời còn là hoạt động khá nguy hiểm đối với các bạn chưa có kinh nghiệm. Vì vậy để đảm bảo cho chuyến đi thì bạn nên mang theo những vật dụng cần thiết, không nên mang nhiều, tối giản hành lý hết mức có thể để giúp balo nhẹ hơn, giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Tìm hiểu cách sử dụng những vật dụng sinh tồn trước khi bắt đầu cuộc hành trình
Bên cạnh việc chuẩn bị các vật dụng sinh tồn thì học cách sử dụng cũng là một trong những kinh nghiệm leo núi. Biết sử dụng các món đồ sinh tồn giúp bạn không bị mất bình tĩnh khi gặp sự cố từ đó sẽ nâng cao sự an toàn của bản thân.
Phân bổ sức lực cho cả cuộc hành trình
Nên nâng cao sức lực trước khi bắt đầu cuộc hành trình, và việc phân bố sức lực đồng đều trong suốt chuyến đi sẽ giúp bạn hạn chế mệt mỏi và không bị hụt hơi trong suốt chuyến đi.
Một vài lưu ý khác
Một lưu ý cũng không kém phần quan trọng là cần phải mặc quần áo kín đáo để tránh bị muỗi, vắt cắn. Khi nghĩ ngơi cần lựa chọn nơi rộng rãi không um tùm cây cối, sạch sẽ.
Bạn không nên tùy tiện ăn các trái cây hoặc rau củ mọc xung quanh trên đường đi, bởi có thể là các loại trái cây độc rất nguy hiểm.
Hy vọng với những kinh nghiệm leo núi trên đây sẽ giúp bạn có một cuộc hành trình thuận lợi, an toàn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để có một chuyến đi thú vị nhé!