Với những con vật được nuôi trong nhà đã được thuần hóa, nên phần nào khi chúng “lên cơn” thì chúng ta vẫn kiểm soát và có cách để chúng trở lại bình thường. Tuy nhiên đối với những con vật hoang dã, ít gặp con người, bất ngờ bạn đi khám phá trong rừng hoặc dưới biển vô tình “chạm mặt” với những con vật đó thì bạn phải xử lý như thế nào? Dưới đây là cách phòng tránh con vật cắn khi đi thám hiểm mà bạn nên bỏ túi!
>>> 8 Cách xác định phương hướng tuyệt vời dành cho bạn khi đi rừng, đi núi
>>>9 Kỹ năng sinh tồn không được quên khi bị lạc trong rừng
Sứa
Các bạn có bị sứa cắn chưa? Khi bị sứa cắn thì vô cùng đau đớn. Nếu không may bạn bị sứa cắn thì ngay lập tức phải rửa lại vết thương bằng nước muối, vì khi sử dụng nước ngọt sẽ làm cho vết thương càng trầm trọng hơn. Sau đó sử dụng nhíp chuyên dụng y khoa gắp bỏ các xúc tua còn vướn lại trên da bạn.
Cá sấu
Đây là loại vật săn mồi nguy hiểm và đáng sợ nhất hành tinh, khi đối diện với chúng cần:
– Nếu không may bạn bị cá sấu cắn thì hãy đánh vào mắt và cổ họng của chúng, vì hai nơi này nhạy cảm nhất.
– Nếu bạn đang ở trên cạn mà thấy cá sấu đang nhắm vào bạn thì cố gắng tạo tiếng ồn càng to càng tốt đồng thời chạy thật nhanh theo đường zigzag, hãy nhớ là la hét thật lớn nhé.
– Ngược lại bạn không nên tạo ra tiếng động khi ở dưới nước. Vì nếu bạn hoảng loạn bơi nhanh hay la hét lên thì sẽ khiến cá sấu chú ý đến bạn.
Rắn
Đa số tất cả các loài rắn đều không có độc và không nguy hiểm. Theo khảo sát thì 80% trường hợp bị rắn cắn có nguyên nhân là cố bắt chúng. Nếu bạn cảm thấy có rắn đi theo bạn, hãy dùng cành cây đập xuống đất hoặc vào bụi cây, những âm thanh và rung động đó sẽ khiến rắn bỏ đi nơi khác.
Nếu bị lỡ bị rắn cắn, thì đừng học theo trong phim mà dùng miệng hút chất độc ra nhé, đó là một hành động sai lầm và có thể gây hại đến tín mạng của bạn đấy. Tốt nhất rửa vết thương bằng nước sạch sau đó dùng dây buột trên vết thương và đến cơ sơ y tế gần nhất.
Bò cạp
Bọ cạp thường tránh xa mọi người do nó là loài nhút nhát. Nhưng sẽ có những lúc chúng ta vô tình dẫm lên nó, dẫn đến bị đốt. Do đó khi đi rừng, chúng ta nên cẩn thận.
Nếu bạn có ngủ lại đêm tại rừng thì nên cắt cỏ xung quanh, di chuyển các khối đá hoặc nhánh gỗ ra xa chỗ ngủ do những vị trí này bò cạp thường lẩn trốn. Kiểm tra thật kĩ giày dép, găng tay nếu sử dụng thời gian dài. Nên đóng kín cửa lều và không đi chân trần buổi tối để tránh bị bò cạp cắn.
Vắt
Khi đi phượt trong rừng, vắt là con vật bạn sẽ gặp thường xuyên đấy. Để phòng chống vắt cắn các bạn cần:
Trong thời tiết hanh khô các bạn cần bôi thuốc chống vắt bên trong từ bàn chân đến gối. Còn thời gian đi của bạn vào mùa mưa thì nên bôi hết phần tai, cổ, vai, cánh tay, nách, đùi và hông. Thậm chí bạn có thể bôi lên quần áo, tất, mũ.
Nên cho ống quần vào tất, cần lựa chọn quần có chất liệu vải nylon do có độ mỏng, ít thấm nước, khi ướt thì mau khô. Chú ý quan sát trên quần áo có vắt bám lên không, nếu có thì búng hoặc bắt ra ngay vì đó là mối nguy hiểm, nó có thể chui vào thắt lưng, tay áo của bạn. Tránh di chuyển đến nơi ẩm ướt, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, dọn sạch xung quanh khu vực bạn nghĩ ngơi.
Ong
Khi bạn đi vào rừng khám phá vô tình đụng vào tổ ong thì đều đầu tiên bạn cần làm là không được hoảng sợ mà nên ngồi hoặc đứng nhưng không được cử động, tránh mặc quần áo có màu sặc sỡ. Do ong rất thích hương thơm, do đó không sử dụng nước hoa, mỹ phẩm, dầu gội đầu có mùi ngọt thơm. Tránh đi chân đất, mặc quần áo kín đáo. Nếu không may bị ong tấn công thì dùng khói hoặc bình sịt có mùi khó chịu để xua đuổi.
Muỗi
Muỗi là con vật rất quen thuộc với chúng ta, nó xuất hiện hầu như tất cả các nơi. Có nhiều cách để chống muỗi khi đi phượt vào rừng hoặc các nơi hoang vắng như: Dùng túi ngủ chống muỗi, dùng giấy thơm quần áo, sử dụng thuốc chống côn trùng, sử dụng nến thơm đuổi muỗi hoặc mặc quần áo dài khi ngủ, không những tránh được muỗi mà còn tránh được những con vật khác.