Những chấn thương thường gặp khi trekking đường xa là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với những ai có niềm đam mê chinh phục trên những cung đường có nhiều thử thách. Nếu không kịp thời giải quyết, nhiều tai nạn hoặc chấn thương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia. Cùng mình tìm hiểu xem đó là những chấn thương nào thường gặp và cách giải quyết cơ bản của nó nhé!
>>> TRANG BỊ KỸ NĂNG DU LỊCH HOANG DÃ CHO DÂN ƯA MẠO HIỂM
>>>7 Món đồ sinh tồn cần mang theo khi đi Trekking
Phồng rộp – chấn thương thường gặp khi trekking
Đối với những bộ môn cần phải di chuyển nhiều như trekking, các chấn thương, tai nạn về chân là điều không thể tránh khỏi. Nếu không cẩn thận trong quá trình di chuyển, bạn sẽ rất dễ đối mặt với tác động từ bên ngoài đến đôi chân của mình. Một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với bàn chân là hiện tượng phồng rộp. Đây cũng là một chấn thương thường gặp khi trekking mà bạn cần lưu ý.
Các vết phồng thường xảy ra khi bạn tham gia leo núi, đi bộ đường dài, chạy bền,… Đối với trekking, đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt với những bạn mới bắt đầu tham gia, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình di chuyển sẽ dễ gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân chính dẫn đến các vết phồng rộp chủ yếu là do quá trình chọn lựa kích thước giày không phù hợp, chọn sai tất, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như: địa hình, sự cọ sát, hơi nóng,… cũng ảnh hưởng nhiều đến bề mặt da àn chân. Cách hạn chế hiện tượng này xảy ra là trước hết bạn cần phải lựa đúng size giày, loại tất phù hợp với kích thước chân của mình. Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm nhiều khi trekking, cần phải tập làm quen với việc di chuyển xuyên suốt bằng giày leo núi. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển, chúng ta cũng nên hnaj chế để chân mình hoặt động liên tục, không có thời gian thả lỏng sẽ ảnh hưởng nhiều đến đôi chân và cả sức khỏe của cơ thể.
Làm gì khi chân bị phồng rộp?
Đối với trường hợp chấn thương thường gặp khi trekking này, bạn có thể:
- Băng vết phồng bằng băng gạc êm mềm dể bảo vệ vết phồng
- Sử dụng thuốc hoặc phấn để giúp chân khô ráo và giảm ma sát
- Nếu đã lỡ bị phồng da, bạn đừng gỡ vết phồng ra nhé, vì làm như vậy sẽ khiến cho vết thương nặng thêm
Vết vắt đỉa cắn hoặc vết thương ngoài da chảy máu
Sử dụng giày chuyên dụng khi trekking có tác dụng bảo vệ đôi chân của bạn khi di chuyển. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ, bạn cũng sẽ khó tránh khỏi những tai nạn khó lường đối với đôi chân của mình. Đặc biệt khi di chuyển trong rừng sâu hay các địa hình hiểm trở. Bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các tác nhân bên ngoài.
Đặc biệt là vào mùa mưa, những người tham gia trekking qua những cánh rừng có thể đối mặt với vắt – một loại côn trùng hút máu thường gặp. Mặc dù được đã được bảo vệ qua lớp tất và giày, tuy nhiên, vơi bản năng sinh tồn, những con vắt vẫn có tìm cách để len lỏi vào vùng da dưới chân để hút máu. Chính vì vậy, trong quá trình trekking, bạn nên thường xuyên kiểm tra tất, bên trong giày của mình để đảm bảo an toàn. Bôi thuốc chống vắt vòng quanh mắc cá chân cũng là một cách hạn chế hiệu quả khi đi rừng.
Vào mùa mưa, những chấn thương chân khi trược ngã, vấp té cũng trở nên nguy hiểm hơn. Bạn cần cẩn thận hơn, nhất là đối với những khu vực ẩm ướt trơn trượt. Chính vì vậy, hãy thật cẩn thận với những chấn thương thường gặp khi trekking, leo núi nhé!
Chuột rút – chấn thương thường gặp khi trekking
Chuột rút – căng cơ là những cơn đau đột ngột và thắt chặt các cơ, khiến cho cơ thể cử động hoặc cử động rất khó ở phần cơ bị căng. Đây cũng là một trong những chấn thương thường gặp khi trekking. Mặc dù đây là vấn đề mà không ai mong muốn xảy ra, thế nhưng, khi bị chuột rút, tiến độ di chuyển của cả đoàn sẽ bị chậm lại hoặc trễ hơn so với kế hoạch. Hiện tượng chuột rút không chỉ gây đau, bất tiện trong quá trình trekking mà còn ảnh hưởng sức khỏe của bạn về lâu dài.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút mà bạn cần lưu ý tuy nhiên nó thường xảy ra khi đôi chân phải vận động quá nhiều, gây mệt mỏi cho các cơ bắp. Khi di chuyển trong thơi gian dài, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, chuột rút cũng có thể xảy ra khi cơ thể mất nước dẫn đến thiếu hụt các khoáng chất như canxi, kali, magie,… Điều này sẽ dẫn đến việc tăng hoạt động của các mô thần kinh – nguyên nhân gây ra chuột rút.
Khi gặp tình trạng chuột rút đột ngột trong quá trình leo núi, trekking, trước hết bạn phải dừng lại nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Sau đó lần lượt cởi giày, tất ra khỏi chân để dễ dàng xử lí hơn. Một số động tác như kéo căng, xoa bóp giúp hạn chế chuột rút nhanh và hiệu quả. Nếu có thể hãy làm ấm ngay tại vị trí bị chuột rút để hạn chế bị tái lại ngay sau đó nhé!
Trật mắt cá – chấn thương thường gặp khi trekking
Trật mắt cá là hiện tượng dễ xảy ra khi bạn chọn sai vị trí tiếp đất cho bàn chân của mình, hoặc gặp các địa hình hiểm trở, khó di chuyển. Đây là loại chấn thương thường gặp, gây tổn thương, đứt (hoàn toàn hoặc không đứt hoàn toàn) các sợi dây nối các khớp lại với nhau. Trật mắt cá rất dễ dàng nhận ra, bạn sẽ cảm thấy đau buốt ngay khi hiện tượng này bắt đầu. Dần dần cơn đau sẽ lan ra cả bàn chân, khiến bạn cảm thấy đau nhức liên tục. Sau đó, bạn sẽ bị đau và sưng ở chân.
Trật mắt cá là một hiện tượng cực kì nguy hiểm nhưng lại là một trong những chấn thương thường gặp khi trekking đường dài. Khi gặp phải tình trạng này, việc di chuyển của bán sẽ bị hạn chế ngay lập tức. Cách xử lí và điều trị trật mắt cá rất khó, chính vì vì vậy, khi di chuyển, bạn cần thật sự cẩn thận. Để giảm bớt cơn đau từ chấn thương này gây ra, bạn cần phải nghỉ ngơi, chờm lạnh và sử dụng băng hỗ trợ mắt cá để cố định. Song song đó, quá trình di chuyển về sau phải cẩn thận dưới sự hỗ trợ kịp thời của đồng đội.
Chấn thương đầu gối – chấn thương thường gặp khi trekking
Chấn thương đầu gối cũng là một vấn đề thường xuyên xảy ra đối với những người mới tham gia trekking, leo núi,… Không thường xuyên vận động hay tập luyện trước khi trekking cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến trật khớp gối. Khác với các tai nạn khác, việc chấn thương ở vùng đầu không gây đau, nhứt ngay lúc đó. Chỉ qua cuối ngày hoặc tận hôm sau, bạn mới cảm nhận được cơn đau xuất hiện âm ỉ.
Với trường hợp này, trang bị băng khớp gối và gậy trekking là một việc cần thiết. Sử dụng gậy chuyên dụng khi leo núi giúp bạn giảm được một phần áp lực lên vùng đầu gối hơn. Hạn chế các chấn thương sẽ giúp bạn di chuyển nhanh hơn, tránh được các tác động xấu đến đôi chấn về sau.
Kích ứng do ma sát
Đây cũng là một dạng chấn thương do ma sát liên tục với quần áo hoặc các vùng da khác. Các trường hợp này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu gặp thời tiết nắng nóng oi bứt. Khi bị kích ứng, các tình trạng như nổi các mảng đỏ, phát ban, nổi các vết sần nhẹ, … xuất hiệt. Dần dần, phần da của những khu vực này sẽ bị ngứa rát, nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến phồng rộp hay nhiễm trùng.
Nếu gặp tình trạng này xảy ra, bạn nên làm sạch vùng kích ứng, có thể dùng thêm thuốc mỡ để giảm cọ sát cho vùng da. Để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra, bạn chỉ cần chọn lựa những trang phục có chất liệu thoáng mát, không quá chật. Bên cạnh đó, cần lựa chọn bóng râm, hạn chế di chuyển dưới thời tiết nắng gắt oi bứt.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua những chấn thương thường gặp khi trekking cũng như cách xử lí, phòng tránh kịp thời. Nếu là một người yêu thích các hoạt động mạo hiểm, bạn nên chú ý để hạn chế gặp phải các tai nạn không mong muốn như thế này nhé!
Các bạn truy cập Facebook và YouTube để tìm hiểu thêm nhiều chuyến khám phá đầy thú vị trên mọi miền đất nước cùng Tiêu Dao Tử nhé!