Những loại cây có độc trong rừng thường mọc dại rất nhiều, có vẻ ngoài đẹp mắt, thu hút, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên ăn dù chỉ một chút để tránh đi chơi chưa đã thì phải lết về nhà!
>> Những quy tắc trekking an toàn cần nắm vững >> Kinh nghiệm trekking cho người mới bắt đầu
>> 6 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI TREKKING VÀ CÁCH XỬ LÍ
1. Cây lá ngón (Gelsemium elegans)
Đứng đầu trong danh sách những loại cây có độc trong rừng mà bạn có thể bắt gặp, nhưng tuyệt đối nếm thử dù chỉ một chút. Lá ngón là cây dại có rất nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc và là nguyên nhân dẫn đến cái chết của rất nhiều vụ tự tử. Lá ngón có màu xanh đậm, hoa nở màu vàng cam rất đẹp. Tuy nhiên chỉ cần bạn ngắt lá hay bẻ hoa, để chất nhựa có độc dính vào rồi vô tình chạm vào đồ ăn, vết thương hở thì lập tức bị nhiễm độc, tử vong rất nhanh với triệu chứng khát nước, chóng mặt, hoa mắt, đau họng, buồn nôn và ngưng hô hấp.
2. Quả thương lục Mỹ (Pokeberries)
Thương lục Mỹ là một loại cây bụi có thân màu tím đỏ, trái mọc thành chùm cũng màu tím đỏ bắt mắt, nhìn có vẻ rất giống nho dại nhưng tuyệt đối bạn đừng ngớ ngẩn mà hái cho vào miệng thưởng thức. Loại cây này có mức độ độc khá cao, phần trái là nơi ít độc nhất, ăn một vài trái thì không nguy hiểm nhưng nếu bạn lỡ ăn với số lượng từ 5 -10 trái sẽ gặp ngay tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
3. Anh đào đen (Nightshade)
Anh đào đen là một loại cây có độc trong rừng mọc dại rất nhiều. Mặc dù có vẻ ngoài hấp dẫn rất giống nho đen hay việt quất, tuy nhiên nếu bạn ăn chỉ từ 2 – 5 trái thì cũng đủ mất mạng. Anh đào đen có vị ngọt nhưng lại có chứa chất độc Cianyde, một loại độc tố cực mạnh. Các triệu chứng trúng độc đó là mất giọng, khô miệng và cổ họng, nói ngọng, lắp bắp, hô hấp khó khăn, mờ mắt, mất thăng bằng, tim đập nhanh, rối loạn ảo giác, co giật, giãn đồng tử và tử vong. Đặc biệt là với ngựa, chim, cừu, dê, lợn lại dường như miễn dịch với độc tố của loại trái này, do đó nếu có thấy những động vật này ăn thì bạn cũng đừng dại mà dùng thử.
>>> Xem ngay: KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC CHO NGƯỜI MỚI ĐI LẦN ĐẦU
4. Anh đào dại (Wild cherries)
Cũng là một loại anh đào mọc dại, tuy nhiên chúng không phải màu đen mà có màu đỏ cam đến đỏ tím đẹp mắt. Cùng họ anh đào nhưng hương vị thì dở hơn và đặc biệt là chúng có độc. Nếu đang đi trong rừng hoặc chẳng may bị lạc thì bạn cũng tuyệt đối không hái loại trái này để ăn, nếu không muốn mình bị chất độc Cianyde làm cho tử vong trước khi được trở về nhà.
5. Quả cây tử đằng (Wisteria sinensis)
Tử đằng là một loại cây có hoa màu tìm dạng chùm rũ xuống rất đẹp, cây thuộc họ đậu, ngoài Việt Nam thì cũng có thể tìm thấy loại cây này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Mỹ. Trái ngược với vẻ đẹp mong manh của hoa thì ở vỏ cây và trái Tử đằng lại có chứa chất độc glycoside. Nếu bạn ăn phải sẽ bị đau bụng, nôn ói, khó thở và có thể tử vong.
6. Quả nhựa ruồi (Aquifoliaceae)
Là một loại cây bụi thường xanh mọc nhiều ở các cánh rừng Châu Âu, Bắc Phi, Trung Á và ở miền Tây. Mặc dù trái nhựa ruồi có màu đỏ tươi bắt mắt nhưng lại có chứa độc tố Saponins. Nếu vô tình hái và ăn loại trái này, bạn sẽ nhanh chóng gặp tình trạng tiêu chảy, nôn ói, mất nước và buồn ngủ kinh khủng khiếp. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ không còn là buồn ngủ mà là ngủ luôn không thức nữa.
[xyz-ips snippet=”dulich”]7. Quả hồng trâu (Capparis versicolor Griff)
Cây hồng trâu có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây rom, cây mề gà, cây móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng), cây khua mật… và thuộc họ Màn Màn. Trái có kích thước không quá lớn, mọc đơn lẻ, dạng tròn và có màu tím đậm. Độc tố chứa trong nhân hạt hồng trâu là alcaloid và tác động chính lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Do đó nếu ăn phải trái này, bạn sẽ mắc ngay tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.
8. Cây lá han (Dendrocnide Urentissima)
Cây lá han mọc rất nhiều ở các bụi rậm, bờ sông suối ở vùng rừng núi Tây Nguyên và phía Bắc nước ta. Đây là cây thân gỗ, lá có bản to, nhiều răng cưa và khá dễ để nhận dạng được. Trong lá cây han có chứa một chất làm ngứa rất mạnh, nếu vô tình quệt phải bạn sẽ bị phát ngứa ngay. Khi phát hiện sớm, nhanh chóng lấy nước rửa nhẹ, không được gãi mạnh sẽ dẫn đến xước da, nhiễm trùng. Trường hợp quệt phải quá nhiều vùng da đó sẽ bị lở loét, buốt thấu da thịt, đặc biệt với người da mỏng còn có thể bị dị ứng tới mức tử vong.
9. Cây trúc đào (Nerium oleander)
Cây trúc đào là loại cây quen thuộc được trồng rất nhiều ở trên các con đường, tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp chúng mọc dại trong rừng và đương nhiên là không nên ăn vì chúng thuộc những loại cây có độc. Trúc đào là loại cây bụi, thân gỗ, hoa đẹp, nở thành chùm và có rất nhiều màu. Nhựa loại cây này có thể gây sưng tấy, rát da, rát mắt, còn nếu ăn phải bạn sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiết nhiều nước bọt và đặc biệt là loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
10. Hoa thiên điểu (Strelitzia reginae)
Hoa thiên điểu là một loại hoa rất đẹp, lúc trước là loại cây dại nhưng do vẻ đẹp mà người ta bắt đầu trồng để làm kiểng trang trí nhà cửa, đường phố. Mặc dù là loại hoa đẹp nhưng bạn không nên ngửi mùi của nó vì sẽ gây cảm giác khó chịu cho cơ thể, còn nếu ăn phải thì sẽ bị ói mửa và tiêu chảy ngay.
11. Cây sơn (Rhus succedanea Linné)
Cây sơn có phần nhựa chứa chất laccol khá độc, chất này thường được sử dụng để chế biến sơn ta tuy nhiên nó lại gây dị ứng mạnh đối với da người. Với những người da mỏng, cơ địa dễ dị ứng chỉ cần đi ngang qua hay ngửi phải cũng đủ để bị lở loét. Nếu chạm vào sẽ bị lở nặng, bỏng rát rất khó chịu. Khi có dấu hiệu ngứa thì bạn nên tránh gãi hay chà xát vào vết thương, tìm ngay nước sạch để rửa giúp giảm cơn ngứa rát.
12. Cây sui (Antiaris toxicaria)
Cây sui hay được gọi là cây thuốc bắn, mọc dại ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Thưở xưa đồng bào dân tộc ít người đã biết dùng nhựa cây này tẩm vào mũi tên để săn bắt thú rừng, chỉ cần trúng tên thì dường như con vật không thể sống sót. Nhựa của cây sui nếu bắn vào mắt sẽ gây viêm sưng nóng dẫn đến mù lòa, còn nếu dính vào vết thương trên da hay ăn phải thì sẽ lập tức bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
13. Cây sừng trâu (Strophanthus caudatus)
Cây sừng trâu thuộc họ trúc đào Apocynaceae, có hoa đẹp và trái có dáng giống cặp sừng của con trâu. Tuy nhiên, ở lá, rễ, hạt, nhựa cây lại có độc rất mạnh tương tự như cây sui và cũng hay được dùng để tẩm vào mũi tên săn bắt. Khi bị ngộ độc cây này, cơ thể sẽ trở nên bồn chồn, vật vã, nôn ói kéo dài dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, mất ý thức và dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
14. Cây ngót nghẻo (Gloriosa superba)
Cây ngót nghẻo có hoa màu đỏ tựa như bó đuốc rất đẹp nhưng lại mang trong nó độc tố mạnh có thể chết người. Cây thường có nhiều ở các cánh rừng ngập mặn ven biển từ Cà Mau đến Huế. Phần độc nhất ở cây chính là phần rễ, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng thì cũng đủ để tử vong rất nhanh. Nếu ăn phải trước hết sẽ có cảm giác đau rát miệng, khát nước, buồn nôn dữ dội, đau bụng, tiêu chảy ra máu, mất nước, rối loạn tri giác, tiểu máu, thiểu niệu, suy hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.
[xyz-ips snippet=”dulich”]